Người Ai Cập được sông Nil nuôi dưỡng
Ở đâu người ta cũng coi lũ lụt như những con thú dữ có sức tàn phá ghê gớm, nhưng người dân Ai Cập lại rất vui mừng chào đón nó. Hàng năm, cứ từ tháng sáu đến tháng mười, nước soing Nil dâng cao gây nên những trận lụt lớn, biến Ai Cập thành như một biển cả lớn mêng mông. Sang thánh mười một, nước sông rút đi, để lại cả một lớp phù sa, màu mỡ dày đặc rất thích hợp cho việc gieo trồng các loại ngũ cốc, sản lượng lương thực tăng cao. Vì vậy khi nước sông Nil bắt đầu dâng cao, người Ai Cập đem những tờ giấy có viết hàng chữ: ''Nước sông đến thăm, xin cứ tự so'' ném xuống sông, rồi chèo thuyền trên sóng nước, ca hát nhảy : múa chào mừng nước sông Nil dâng tràn, sau này trở thành lễ hội truyền thống hàng năm, Đối với người Ai Cập, lũ lụt lại là người bạn tốt.
Người Ai Cập cổ là dân tộc cổ xưa nhất ở đại lục châu Phi, đã từng sáng tạo nên một nền văn hóa xán lạn huy hoàng. Ngay từ năm 3000 trước Công nguyên đã thành 1ập nhà nước. Kim tự tháp là biểu trưng vĩ đại của văn minh Ai Cập cổ đại. Sông Nil là dòng sữa mẹ nuôi dưỡng người Ai Cập, đã sản Sinh ra nền văn minh Ai Cập cổ đại đó.
Người Ai Cập hiện nay là hậu duệ trực tiếp của người cổ Ai Cập, hầu hết tụ cư ở lưu vực sông Nil là dân tộc đông nhất ở Châu Phi, có khoảng 40 triệu người, thuộc đại chủng Eurơpévid loại hình Địa Trung Hải. Một số ít người Ai Cập có mặt ở Libya và Sudan. Năm 640, Ai Cập bị người A Rập chiếm đóng, cùng với việc người A Rập nối tiếp nhau di cư đến, người Ai Cập đã dần dần A Rập hóa, từ thế kỷ XII trở đi đã sử dụng rộng rãi tiếng A Rập, vì thế còn được gọi là người A Rập Ai Cập.
Người Ai Cập đã dựa vào nguồn nước dời dào của sông Nil và đất đai mầu mỡ ở hai bên bờ sông để trồng trọt các loại mạch, lúa và bông.
Người Ai Cập là người kế thừa điển hình văn hóa A Rập, phong tục tập quán của họ phần lớn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa A Rập. Chẳng hạn trong Kinh Coran nói: ''Chi khi lạc đà chui qua được lỗ trôn kim, chúng mới có thể đến được Thiên đường”, do đó trong sinh hoạt thường ngày của Ai Cập, cây kim có một ý nghĩa đặc biệt. Các cửa hàng của người Ai Cập vào một thời gian nhất định, quyết không chịu bán kim, phụ nữ nông thôn muốn mượn kim để dùng phải đem bánh mì làm vật bảo đảm.
Đàn ông Ai Cập mặc quần ngắn, áo hở cổ ống tay rộng, mùa đông đội thêm trên đầu chiếc mũ dệt bằng lông lạc đà. Phụ nữ mặc áo lót mở giữa màu đen và chiếc áo dài chùng sát gót. Một số phụ nữ mang mạng che mặt theo quy định của đạo Islam. Phụ nữ còn thích tô son hồng hay đen lên tay, chân và trên mắt theo kiểu trang điểm A Rập.
Thời cận đại, Ai Cập lần lượt bị bọn thực dân Pháp và Anh thống trị, nền văn hóa có những biến đổi dưới ảnh hưởng của phương Tây. Trải qua cuộc đấu tranh trường kỳ, năm 1922, người Ai Cập giành được độc lập, năm 1953 thành lập nước Cộng hòa.