HỘI NGHỊ POTSDAM
Ngày 17 tháng 7 năm 1945, tại Potsdam - một địa điểm lần thủ đô nước Đức vừa mới bại trận, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Anh, Mỹ là Stalin, Churehill và tổng thống mới của Mỹ Truman đã có cuộc gặp gỡ lần cuối cùng trong Đại chiến thế giới lần thứ hai. Giữa chừng, Anh tổ chức tổng tuyển cử, thủ tướng mới là Attlee sang thay thế Churchill.
Cuộc chiến tranh chống phát xít đã đến hồi kết thúc, cơ sở của sự hợp tác để cùng đánh bại kẻ thù chung sắp sửa mất, ba nước càng phải suy nghĩ nhiều hơn đến quyền lợi của nước mình sau chiến tranh, từ chỗ hợp tác dần dần đi tới xung đột. Đặc biệt là ở Đông Âu được quân đội Liên Xô giải phóng đã xuất hiện một loại nước dân chủ nhân dân, điều này có lợi cho sự an toàn và lợi ích của Liền Xô. Trong khi đó hai nước Anh Mỹ vì muốn giành quyền bá chủ thế giới sau chiến tranh đã ra sức ngăn chặn Liên Xô mở rộng ảnh hưởng. Do đó cuộc hội nghị mười bảy ngày này nhiều khi đã diễn ra hết sức căng thẳng, gay gắt. Nhưng vì Mỹ cần Liên Xô tham gia tác chiến với Nhật, cho nên sau khi trao đi đổi lại hội nghị vẫn đi tới chỗ ký kết được một số hiệp định, đưa ra được một số qui định cụ thể về vấn đề quản chế nước Đức, thay đổi đường biên giới một số nước châu Âu v.v. . . Chẳng hạn, giải trừ vũ trang nước Đức, xây dựng lại đời sống chính trị của nước Đức trên cơ sở dân chủ, bước đầu xác định biên giới phía tây của Ba Lan v.v... Có điều, còn rất nhiều vấn đề chưa được thực sự giải quyết mà mới chỉ là những thỏa hiệp tạm thời. Trong thời gian hội nghị, ngày 26 tháng 7, ba nước Trung, Mỹ, Anh đã ra ''Thông cáo Potsdam” hối thúc Nhật Bản lập tức đầu hàng vô điều kiện.
Cuộc hội nghị lần này đã có tác đụng quan trọng đối với việc tiêu diệt nguy cơ phục hồi chủ nghĩa quân quốc Đức, thúc dục Nhật đầu hàng đẩy nhanh quá trình kết thúc cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai; đồng thời cũng bộc lộ mâu thuẫn ngày càng gay gắt sau chiến tranh giữa Anh - Mỹ với Liên Xô, ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử thế giới sau chiến tranh.