Tài liệu: Cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược ở ba nước Đông Dương

Tài liệu
Cuộc chiến tranh chống Pháp xâm lược ở ba nước Đông Dương

Nội dung

CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC Ở BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG

Sau khi Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, ba nước trên bán đảo Đông Dương là Việt Nam, Miên (Campuchia) và Lào lần lượt tuyên bố độc lập. Pháp âm mưu khôi phục lại ách thống trị thực dân của chúng ở khu vực này, một lần nữa mang quân sang xâm lược, tháng 9 năm 1945 xâm nhập Việt Nam, tháng 10 chiếm đóng Campuchia, cuối năm xâm lược Lào. Từ đó, nhân dân ba nước đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài trong suốt 9 năm.

Tháng 12 năm 1946, Pháp xé bỏ ''Hiệp định sơ bộ'' và “Tạm ước” ký giữa Pháp và Việt Nam, huy động hơn 16 vạn hải lục không quân tấn công toàn diện Việt Nam. Quân Pháp đưa vào trang thiết bị quân sự hiện đại, âm mưu tiêu diệt gọn quân đội nhân dân Việt Nam, bóp chết từ trong nôi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời kỳ đầu, quân dân Việt Nam áp dụng phương châm phòng ngự chiến lược, thành lập những căn cứ kháng chiến ở vùng núi phía Bắc, tiến hành chiến tranh du kích. Bắt đầu từ tháng 9 năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từng bước chuyển sang tấn công chiến lược, lần lượt mở hàng loạt các chiến dịch ở biên giới, giải phóng Lào Cai, Lạng Sơn tạo ra được một hậu  phương lớn, vững mạnh.

Tháng 3 năm 1954, quân dân Việt Nam bao vây Điện Biên Phủ, căn cứ chiến lược của quân Pháp ở Tây Bắc. Tổng tư lệnh quân Pháp là Navarre đã bổ sung thêm hơn 5000 quân tinh nhuệ, lập đường hàng không, xây dựng những cụm cứ điểm kiên cố, ngoan cố chống lại. Sau hơn 50 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hơn một vạn sáu nghìn quân  Pháp, bắt sống cả tướng chỉ huy De Castries, giải phóng Điện Biên Phủ.

Với thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ, sinh lực của quân xâm lược Pháp đã bị tiêu diệt, nước Pháp buộc phải cùng với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ký kết vào các bản hiệp định đình chỉ các hành động đối địch tại Genève tháng 7 năm 1954 (gọi chung là Hiệp nghị Genève). Nước Pháp đã phải rút quân khỏi Đông Dương trên cơ sở bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước, khôi phục lại hòa bình trên  bán đảo này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/802-02-633366842356527500/Nhung-cuoc-chien-tranh-cuc-bo-thoi-hien-da...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận