HỘI NGHỊ TÉHÉRAN
Năm 1943 là năm đánh dấu bước ngoặt của cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai. Các nước Đồng minh chống phát xít đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng về quân sự, từ bị động chuyển sang thế chủ động. Các nước lớn chủ yếu trong Khối đồng minh chuẩn bị tổ chức một cuộc gặp mặt giữa những người đứng đầu để cùng bàn việc lớn, đẩy nhanh tiến trình chiến tranh sớm đánh bại phát - xít.
Ngày 28 tháng 11 năm 1943, Chủ tịch Hội đồng nhà nước Liên Xô Stalin, Tổng thống Mỹ Rossevelt, Thủ tướng Anh Churchill đã bắt đầu cuộc hội nghị bốn ngày ở Téhéran - thủ đô IRan. Các vị nguyên thủ đã trao đổi rộng rãi ý kiến về nhiều vấn quan trọng như vấn đến tác chiến với Nhật, vấn đề thiết lập một tổ chức quốc tế bảo vệ hòa bình sau chiến tranh, đặc biệt là vấn đề bố trí lực lượng tác chiến với Đức. Từ trước đó hơn một năm, ba nước đã bàn và quyết định, ngoài mặt trận Xô – Đức, Anh và Mỹ sẽ mở một mặt trận ở tây Âu đánh vào nước Đức Hitler. Nhưng, việc mở mặt trận thứ hai này cứ dùng dằng kéo dài mãi, khiến Liên Xô phải một mình đơn độc chịu những áp lực quân sự từ phía Đức phát - xít, phải chấp nhận những hy sinh lớn lao. Sau khi thảo luận, ba nước quyết định đến tháng 5 năm 1944, Anh - Mỹ đổ bộ lên Tây Âu, đồng thời Liên Xô tổ chức tấn công mật trận phía đông để chi viện. Cuối cùng hội nghị đã thông qua một bản Tuyên ngôn trịnh trọng tuyên bố ba nước sẽ hành động nhất trí, hợp tác chặt chẽ, tiến công kẻ thù một cách kiên quyết, mãnh liệt.
Hội nghị Téhéran là cuộc gặp mặt đầu tiên giữa nguyên thủ ba nước lớn chống phát xít trong đại chiến thế giới lần thứ hai. Cuộc hội nghị này đã tăng cường sự đoàn kết giữa các nước đồng minh, đưa ra được một kế hoạch hiệp đồng tác chiến, làm cho nhân dân thế giới đang đau khổ vì chiến tranh mừng vui phấn khởi, cũng khiến cho các thế lực phát xít phải hốt hoảng kinh hồn, nó đã có tác dụng quan trọng giành thắng lợi cuối cùng cho cuộc chiến tranh chống phát - xít.