CHIẾN TRANH TRUNG ĐÔNG
Trung Đông là vùng đất nằm vắt ngang ba châu lục Âu - Á - Phi, bao gồm mười mấy quốc gia và khu vực, từ Ai Cập phía tây đến Iran phía đông. Vùng đất này là nơi sản sinh ra đạo Kitô, đạo Do Thái và đạo Islam, là kho báu về dầu lửa lớn nhất thế giới, là yết hầu giao thông nối liền ba châu Âu - Á - Phi, giữa Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, do đó đã trở thành khu vực tranh chấp giữa các nước lớn. Trong khoảng từ 1948 - 1973, trên vùng đất Trung Đông này đã xảy ra bốn cuộc chiến tranh qui mô lớn. Tháng l1 năm 1947, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết phân chia Palestine, theo đó ở Palestine thành lập một nước A Rập và một nước Do Thái. Nghị quyết này có lợi cho người Do Thái và bị người A Rập ở Palestine phản đối. Ngày 15 tháng 5 năm 1948, được Mỹ và Anh ủng hộ, người Do Thái tuyên bố thành lập Nhà nước Israel ở Palestine. Ngày 16, giữa Israel và các nước Ai Cập, Iraq, Liban, Syria, Jordanie xẩy ra chiến tranh. Đây là cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất. Theo qui định, diện tích lãnh thổ của Israel chỉ có 14.000km2 nhưng đến năm 1949 khi kết thúc chiến tranh, Israel đã khống chế một khu vực rộng hơn hai vạn km2của Palestine, đuổi 96 vạn người Palestine ra khỏi nhà, khiến họ trở thành những nạn dân.
Tháng 7 năm 1956, Ai Cập tuyên bố thu hồi kênh đào Suez. Cuối tháng 10, Israel, Anh, Pháp phát động cuộc chiến tranh xâm lược đối với Ai Cập, đến ngày 7 tháng 11 đôi bên ngừng bắn. Đây là cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ hai.
Ngày 5 tháng 6 năm 1967, Israel gây ra cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba, bất ngờ tấn công Ai Cập, Syria và Jordanil, xâm chiếm khoảng 6 vạn rưởi km2 đất đai, làm cho 50 vạn người Ả Rập mất hết nhà cửa.
Đứng trước hành động xâm lược ngang ngược của Israel, các nước Ả Rập từ những bài học trong ba cuộc chiến tranh Trung Đông trước đây, đã tăng cường đoàn kết hợp tác. Ngày 6 tháng 10 năm 1973 (ngày chuộc tội của đạo Do Thái), quân đội Ai Cập đã mở cuộc tấn công đạo quy mô vào Israel để thu hồi phần lãnh thổ bị chiếm. Bấy giờ, Israel đã xây dựng “tuyến phòng thủ Barle” trên bờ phía đông kênh đào Suez với 9 lữ đoàn xe tăng và bộ binh bảo vệ và từng tuyên bố tuyến phòng thủ này là “bất khả xâm phạm''. Thế nhưng chỉ trong mười tiếng đồng hồ, quân Ai Cập đã phá vỡ phòng tuyến Balev, tiêu diệt một lữ đoàn, sau đó lại đột nhập vào tây bán đảo Sinai. Ngày 14 tháng 10, quân đội hai nước Ai Cập - Israel đã giáp chiến trong một trận đấu xe tăng. Hai bên dùng tới 1600 chiếc xe tăng, trận đánh diễn ra quyết liệt chưa từng có. Trong khi đó, quân đội Syria cùng với các đội du kích Palestine tổ chức tấn công quân đội Isrrael trên cao nguyên Golan và các vùng bị Israel chiếm đóng. Các nước Ả Rập khác cũng nhiệt liệt chi viện cho Ai Cập và Syria. Ả Rập Saudi chỉ trong một lần đã giúp đỡ về tài chính tới l tỷ đô la. Các nước A Rập sản xuất dầu mỏ đã dùng dầu mỏ làm vũ khí, thực hiện cấm vận dầu mỏ đối với Israel và những nước ủng hộ Israel. Ngày 22 tháng l0, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua đề nghị do Liên Xô và Mỹ cùng đưa ra về việc ''ngừng bắn tại chỗ” do đó mới chấm dứt được cuộc chiến tranh lần này.
Cuộc chiến tranh Trung Đông này còn được gọi là cuộc chiến tranh Tháng Mười.