Tài liệu: Người Bantu, dân tộc nông nghiệp

Tài liệu
Người Bantu, dân tộc nông nghiệp

Nội dung

Người Bantu, dân tộc nông nghiệp

Người Bantu còn gọi là người Negro Bantu, là cộng đồng dân tộc lớn nhất ở Châu Phi, chủ yếu phân bố trong 22 quốc gia thuộc châu Phi xích đạo và Nam bộ châu Phi, có khoảng 130 triệu người. Trong số người Bantu (chỉ chung những người nói ngôn ngữ Bantu) có 40 nhóm dân tộc có từ 1 triệu người trở lên, 9 nhóm dân tộc có từ 5 triệu người trở lên. Người Bantu có ngữ hệ riêng, phân thành 7 nhánh gồm Bantu Tây bắc, Bantu Đông bắc, Bantu trung tâm, Bantu Đông, Bantu Tây, Bantu Đông nam và Bantu Congo. Về loại hình kinh tế, kết cấu xã hội và thể chất, giữa các tộc người Bantu cũng còn có sự khác biệt.

Người Bantu là dân tộc nông nghiệp trên đại lục châu Phi, hầu hết làm công việc sản xuất nông nghiệp. Lấy sông Zambezi làm ranh giới, người Bantu ở phía nam sông, phần lớn làm nghệ chăn nuôi kiêm thêm trồng trọt, người Bantu ở phía bắc sông thì chủ yếu làm nghề nông, trồng ngô, khoai, cao lương và các loại đậu v.v... Nhà tranh hình viên trụ và nhà đất kiểu tổ ong làm kiểu nhà ở điển hình của người Bantu.

            Cơ cấu xã hội của các nhánh người Bantu không giống nhau. Trong nhánh người Bantu Congo, người Bantu Trung tâm và ngườì Bantu Đông bắc còn tồn tại thị tộc mẫu hệ thì ở các nhánh khác đã theo phụ hệ và kế thừa tài sản. Thờ cúng tự nhiên và thờ cúng tổ tiên được lưu hành rộng rãi trong người Bantu, các tộc vùng ven biển đông xích đạo thì tôn thờ đạo Islam, một bộ phận khác thì theo đạo Kitô.

Thời cổ đại, người Bantu đã lập ra các quốc gia Congo, Bogomđa, Ruanda. Thời kỳ thực dân thống trị, các tộc người Bantu bị các nước Anh, Bồ Đào Nha, Bỉ khống chế và nô dịch, ruộng đất cũng bị bọn thực dân chiếm đoạt. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các tộc người Bantu đã giành được độc lập.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/759-02-633366069095902500/Chu-nhan-cua-dai-luc-chau-Phi/Nguoi-Bantu-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận