Tài liệu: Người Chăm

Tài liệu
Người Chăm

Nội dung

NGƯỜI CHĂM

            Hiện có 132.873 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh, Phú Yên, Bình Định. Thuộc ngữ hệ Malayô-Polinêxia (ngữ hệ Nam Đảo). Ở Ninh Thuận và Bình Thuận, người Chăm có hai nhóm, một nhóm theo đạo Bàlamôn được gọi là Chăm Jak, một nhóm theo đạo Hồi đã được địa phương hóa, thường được gọi là Chăm Bàni. Người Chăm ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ theo đạo Hồi chính thống gọi là Chăm Islam.

            Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thủy lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ sống bằng nghề chài lưới, dệt thủ công, buôn bán nhỏ. Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm là nghề dệt lụa tơ tằm và nghề gốm.

            Người Chăm ăn cơm. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ do săn bắn, hái lượm và chăn nuôi.  Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các nghi lễ phong tục cổ truyền. Nam nữ đều quấn váy tấm. Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận ở nhà đất.

            Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ. Ở những vùng theo đạo Hồi giáo Islam,  gia đình đã chuyển sang phụ hệ. Phụ chủ động trong hôn nhân, con sinh ra đều theo họ mẹ. Người Chăm có hình thức thổ táng và hỏa táng.

            Trong một năm họ có nhiều nghi lễ như: lễ Bon katê, lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa ra đòng.

            Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sanscrit. Nhạc cụ tiêu biểu có trống paranưng, trống ghinăng, kèn xaranai, cheng. Dân ca, dân vũ Chăm cũng rất đặc sắc.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349648982110000/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Cham....


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận