Tài liệu: Người Việt Nam, hậu duệ của người lạc việt

Tài liệu
Người Việt Nam, hậu duệ của người lạc việt

Nội dung

Người Việt Nam, hậu duệ của người lạc việt

Người Việt Nam là dân tộc đông nhất ở nước Việt Nam trên bán đảo Trung - Ấn châu Á, còn gọi là người Việt, người Kinh, thuộc đại chủng Mongoloid loại hình Nam Á, nói tiếng Việt, có khoảng hơn 60 triệu người. Ở Lào, Campuchia và Thái Lan cũng có bộ phận người Việt sinh sống.

Người Việt Nam là hậu duệ của người Lạc Việt thời cổ đại với các vua Hùng trong truyền thuyết, vốn chủ yếu phân bố ở Bắc bộ Việt Nam sau di chuyển dần xuống phía Nam. Từ thế kỷ X trở đi, người Việt đã lần lượt thành lập các vương triều phong kiến cho tới nửa sau thế kỷ XIX, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành thuộc địa của nước Pháp. Từ năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Lại trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi kháng chiến chống Mỹ xâm lược, năm 1975 mới thực hiện được thống nhất Bắc Nam, đất nước hoàn toàn giải phóng.

Nền văn hóa của người Việt đã tiếp nhận ảnh hưởng của Trung Quốc trên nhiều mặt. Nho giáo, Phật giáo, cùng với ngôn ngữ Hán, đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Học thuyết của Khổng Tử, nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc rất được coi trọng, nhiều địa phương vẫn còn Văn Miếu, Văn chỉ thờ Khổng Tử và các Nho gia. Người Việt tiếp nhận ngôn ngữ Hán để làm phong phú thêm ngơn ngữ dân tộc. Họ dùng chữ Hán để chép sử, sáng tác văn họa, thi Ca và trên cơ sở chữ Hán đã tạo ra một thứ chữ riêng của mình gọi là chữ Nôm. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã bản địa hoá những thành tố văn hóa Trung Quốc cũng như văn hoá Đông Nam Á, dung hợp với nền văn hóa bản địa, truyền thống, tạo ra nét riêng cho văn hóa Việt Nam.

Áo dài là kiểu trang phục thường thấy của phụ nữ Việt Nam, hai bên xẻ tà rất dài. Các bà có tuổi mặc áo thắt vạt, ống tay dài thường có màu sẫm, quần ngắn ống rộng, ở vùng quê có bà ưa mặc váy. Nam giới mặc áo ngắn không cổ, tay áo dài, quần rộng và dài. Ngày lễ tết, nam giới mới mặc áo dài, cài khuy bên. Kiểu trang phục trên thích hợp với đời sống ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. Người Việt ở nông thôn thường ở trong những ngôn nhà tranh, tre, nứa, lá.

Người Việt Nam đại đa số là làm nghề nông, xóm làng phần lớn được hình thành theo quan hệ dòng họ, nghề nghiệp hay khẩn hoang. Con trai thường đặt tên theo tính cách nam giới như Trung Hiếu, Hùng, Dũng, Cường, Mạnh; sau tên họ thường dùng những chữ đệm như Văn, Đình, Huy. . . Con gái thường đặt tên theo tên các loài hoa như Lan, Huệ, Hồng, Cúc, Đào, hay tên các loài chim Oanh, Yến; sau tên họ phần lớn có chữ đệm là Thị. Người Việt kiêng đặt tên trùng với tên thần linh, các bậc tôn trưởng, các vua chúa...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/761-02-633366105569340000/Cu-dan-dai-luc-chau-A-sang-tao-nen-van-min...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận