NGƯỜI BỊ DƯƠNG TÍNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA
BỆNH UNG THƯ CÓ CHẮC CHẮN LÀ NGƯỜI
BỊ MẮC BỆNH UNG THƯ KHÔNG?
Để chẩn đoán và trị liệu sớm, cơ quan y học Trung Quốc thường tiến hành các cuộc điều tra phòng bệnh ung thư. Trong mỗi lần điều tra, thường có một số người kiểm tra kết quả có phản ứng dương tính, thế là họ cho rằng mình mắc bệnh ung thư thật. Thực tế có phải như vậy không?
Thực ra mỗi đợt kiểm nghiệm đều có những sai sót hoặc lớn hoặc nhỏ. Sai sót này lại chia làm 2 loại. Một loại là không có bệnh nhưng kết quả kiểm nghiệm lại nói là có vấn đề (tức là có phản ứng dương tính). Đây là loại sai sót ''khuếch đại hoá''. Một loại khác là có bệnh nhưng lại không tìm ra đó là bệnh gì (có phản ứng âm tính). Đây là sai sót ''thu nhỏ lại''. Những người có phản ứng dương tính trong quá trình điều tra phòng bệnh có thể mắc bệnh ung thư thật, nhưng cũng có thể là dương tính do dai sót, “khuếch đại hoá'' tạo thành. Trên thực tế họ có thể không mắc bệnh ung thư. Tương tự vậy, những người có phản ứng âm tính cũng chưa chắc đều không mắc bệnh ung thư, có thể có những người mắc bệnh nhưng lại không được kiểm tra.
Vậy khả năng xảy ra 2 loại sai sót này là bao nhiêu? Đặc biệt là khả năng xảy ra do sai sót ''khuếch đại hoá'' là bao nhiêu? Nếu khả năng này tương đối lớn thì khả năng những người có phản ứng dương tính bị mắc bệnh ung thư thật sẽ tương đối nhỏ.
Chúng ta lấy một ví dụ về một đợt kiểm tra ung thư gan nào đó để chứng minh vấn đề này. Giả sử một cơ quan y học nào đó sử dụng một phương pháp nào đó để kiểm tra bệnh ung thư gan, độ tin cậy của việc kiểm tra là 99%, tức là khả năng xuất hiện 2 dạng sai sót là 1%. Nói tóm lại, độ tin cậy của phương pháp kiểm tra này là hoàn toàn chính xác. Bây giờ một người có kết quả kiểm tra là dương tính, khả năng mắc bệnh ung thư gan của anh ta là bao nhiêu.
Theo thống kê, tỷ lệ phát bệnh ung thư gan là 0,04%. Giả dụ tổng số người được kiểm tra là 1 triệu người, vậy số người bị bệnh ung thư gan trong đó là 400 người, số người không bị mắc bệnh là khoảng 999600 người. Do khả năng của đợt kiểm tra là 99%, vì vậy trong 400 người mắc bệnh ung thư gan số người sau kiểm tra có kết quả dương tính là 400.995=396 người, số người có kết quả âm tính là 4 người. Khi kiểm tra những người còn lại không mắc bệnh thì số người có kết quả dương tính là 999600. 1%=9996 người, còn lại là âm tính.
Nói tóm lại tổng số người sau kiểm tra có kết quả dương tính là 396+996=10392 (người), trong đó số người bị ung thư gan thực sụ là 396 người, chiếm khoảng 3,81/% tổng số người có phản ứng dương tính. Nói cách khác, khả năng mắc bệnh ung thư thực sự của những người sau kiểm tra có kết quả dương tính chỉ chiếm khoảng 3,81%, còn khả băng đoán sai do những sai sót ''khuếch đại hoá” tạo nên lại chiếm tới 100% - 3,81%=96,19%.
Vì vậy, những người sau khi kiểm tra có phản ứng dương tính không nên quá lo sợ Cho dù phương pháp kiểm tra là sai thì độ tin cậy cũng rất cao, nhưng khả năng mắc bệnh thật sụ của những người có phản ứng dương tính lại không lớn lắm.