Người ta câu cá nước ngọt như thế nào?
Câu cá nước ngọt cũng đã là một cách kiếm sống của con người thời xưa. Thời nay nó vẫn còn là một phương thức kiếm sống quan trọng, đặc biệt ở vùng Viễn Đông. Ở châu Âu, câu cá nước ngọt là một thú vui để giết thời gian, là một môn thể thao thu hút hàng triệu người. Người đi câu nghiệp dư hiền lành với phao câu dập dềnh hoặc cũng có thể là một người ham mê thể thao và chiếc cần dài đang quăng miếng mồi nhân tạo.
Trên một cái ao hoặc một vùng mặt nước của tư nhân, quyền câu sẽ được quyết định bởi chủ sở hữu mặt nước và không tuân theo một qui định nào cả. Ở những vùng nước ngọt không có chủ sở hữu và vùng dòng chảy (thác sông, nhánh sông nhỏ...) việc đi câu được qui định rất rõ ràng.
Trong trường hợp này quyền đi câu luôn thuộc về người chủ sở hữu mặt nước (chẳng hạn làng xã, Nhà nước). Người câu cá trong vùng nước không có chủ sở hữu có thể là thành viên của một hiệp hội câu cá nào đó. Tiền hội phí nộp vào hiệp hội sẽ cho phép người đó được câu cá trên vùng đất của hội hoặc cũng có thể trên những mặt nước thuộc chủ quyền quốc gia. Vời sự đóng góp và tài trợ của nhà nước, hiệp hội câu cá có thể bảo dưỡng vùng đất của mình, cải tạo dòng chảy, đắp những ụ nổi trên dòng sông, làm sạch nước, tổ chức lại hệ thống những ngươi coi giữ hồ ở địa phương. Những việc sau làm cho luật lệ được thi hành một cách đầy đủ: ngày mở và đóng cửa câu cá, phương tiện bị cấm sử dụng (chất độc, chất nổ, chất gây ngủ), chiều dài tối thiểu của cá câu, và những biện pháp hợp lý để cá tránh được nguy cơ cạn kiệt.