Nguồn lợi cá nổi lớn gồm các loại cá gì?
Thành phần chủ yếu của cá nổi lớn là cá ngừ thuộc họ cá thu ngừ. Ngoài ra còn có một số cá khác như cá kiếm, cá nhám, một số loại thuộc họ cá nục, cá chuồn, tuy có thân hình nhỏ nhưng vì sống chủ yếu ở vùng biển khơi lại thường ở tầng mặt, có hiện tượng di cư xa, nên chúng được xếp vào nhóm cá này.
Thành phần cá ngừ ở biển Việt Nam gồm có 14 loài, một trong số 14 loài là: cá ngừ chù, cá ngừ ồ, cá ngừ chấm, cá ngừ bò, cá ngừ sọc, cá ngừ vây, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn, cá ngừ mắt to.
Cá ngừ thích sống ở vùng biển nước trong, có nồng độ muối cao nhiệt độ thích hợp từ 21o - 31oC, độ muối 32,6 - 34,7‰.
Ở việt Nam, cá phân bố cả vùng gần bờ và ngoài khơi, từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Miền Nam, nhất là ở các vùng giàu chất dinh dưỡng và quanh các đảo. Ngừ chù là loài cá nỗi có kích thước nhỏ sống theo đàn, thường đi với cá ngừ ổ và ngừ chấm.
Vùng biển Việt Nam, cá ngừ ổ phân bố nhiều ở vùng biển Miền Trung, Đông Nam Bộ; ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan ít gặp hơn.
Cá ngừ chấm phân bố khắp vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, cá ngừ bò ở Việt Nam thường phân bố ở vùng biển miền Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ. Cá ngừ vằn phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, nhưng thường xuyên gặp ở vùng biển Miền Trung.
Cá ngừ vây vàng, có ở vung biển Miền Trung, Đông Nam Bộ, đặc biệt có nhiều ở vùng biển Khánh Hoà.