Nguồn lợi cá tầng đáy gồm loại cá gì?
Cá biển Việt Nam thuộc khu hệ cá nhiệt đới, một trong những nét điển hình của khu hệ này là sự đa dạng và phong phú về số lượng họ, nhưng số lượng loài trong một giống không nhiều. Đa số các loài của khu hệ cá biển Việt Nam phân bố rộng rãi toàn vùng biển Việt Nam, ở các khu biển lân cận và khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Nhóm cá ở tầng gần đáy phân bố ở vùng gần bờ, gồm các loài cá là đối tượng khai thác chủ yếu của lưới kéo đáy như cá hồng, cá phèn, cá lượng, cá sạo, ca mối, cá trác.
Nhóm cá này có số lượng loài nhiều hơn nhóm cá tầng gần đáy sóng biển khơi.
Nhóm cá tầng gần đáy phân bố ở biển sâu gồm những loài không có ý nghĩa kinh tế như cá chào mào, cá đèn lồng, cá mù lân, cá bàn chân.
Cá sống ở tầng đáy mà nhiều loài trong nhóm này phân bố rộng, chu yếu sống vùng đảo, các vùng rạn đá và san hô cá bướng, cá rô biển, họ cá mó, họ cá giáp.
Cá tập trung chủ yếu ở bịnh Bắc Bộ, gần đảo Bạch Long Vĩ một vùng nữa, bắc cửa Ba Lạt, vùng biển đảo Hạ Mai đến đảo Vĩnh Thực, Cát Bà, Cô Tô. Tại vùng biển Miền Trung cá đáy phân bố chủ yếu ở 4 khu vực chính là ngoài khơi: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Rang và Phan Thiết. Biển Đông Nam Bộ, cá đáy ở: bắc Cù Lao Thu, nam Cù Lao Thu, Côn Sơn và cửa sông Mê Kông; bao gồm cá mối, cá trác, cá lượng, cá phèn và cá hồng. Biển Tây Nam Bộ có cá hồng, cá lượng, cá song, cá đá, cá mối, cá trác, cá nhồng, cá sạo...