Tài liệu: Nhà cao tầng phòng cháy như thế nào?

Tài liệu
Nhà cao tầng phòng cháy như thế nào?

Nội dung

NHÀ CAO TẦNG PHÒNG CHÁY NHƯ THẾ NÀO?

 

Nhà cao tầng lúc bị cháy sẽ gây nên thương vong và tổn thất rất lớn, đã trở thành vấn đề mà mọi người quan tâm. Chính phủ các quốc gia đã đặt ra các quy định liên quan đến phòng cháy cho công trình, trong giai đoạn đầu của phương án này, các thiết kế nhà cao tầng nhất thiết phải được các cơ quan hữu quan về an toàn phòng cháy phê chuẩn.

Hiện nay, giải pháp phòng cháy của nhà cao tầng chủ yếu có những cách sau:

Mỗi tầng phân chia những khu vực phòng cháy, chúng tương đối độc lập nhưng có thể dùng tường ngăn phòng cháy phân tách ra, giữa các khu vực thì dùng cửa phòng cháy. Khi hoả hoạn xảy ra có thể đóng cửa lại để ngọn lửa không thể lan hay có thời gian lan rộng để tiện cho việc sơ tán mọi người.

Hành lang nội bộ phải bố trí thành đường vòng liên tiếp và thông với nhau để lúc xảy ra hoả hoạn những nhóm người hoảng loạn dễ dàng tìm được lối thoát. Hành lang vòng thì tương đối dễ thiết kế thành hình vuông, hình tròn, bầu dục trong các toà nhà chọc trời tương đối ''dày''. Nếu như toà nhà chọc trời tương đối dẹt, hình máng, hình máy dùng sức gió thì rất khó làm được, không thể tránh khỏi hành lang kiểu đầu mút, nhất thiết phải thiết kế cầu thang thoát hiểm dự phòng ở phần cuối hành lang.

Phòng lò hơi nước của tầng dưới là tầng hầm, nhà để xe, phòng máy biến áp kiểu ngâm dầu, phòng sửa chữa hơi, nhà bép là những phòng dễ dẫn đến hoả hoạn cần phải làm tường cách lửa. Đường ống dẫn gas nên bắt trực tiếp từ bên ngoài vào nhà bếp mà không nên bắt qua phòng khác, hạn chế hoặc tránh sử dụng than đá, dầu, khí hoá lỏng làm nhiên liệu đốt các thiết bị điện khí tương đối an toàn phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.

Bộ phận kết cấu công trình nên nghiêm túc dựa vào quy định mức chịu lửa, chọn dùng nguyên liệu không cháy như bê tông cốt thép hoặc thép, lúc cần còn cần phủ một lớp sơn bảo hộ phòng cháy làm cho nó đạt được độ chịu cháy theo yêu cầu, đáp ứng yêu cầu lúc sơ tán. Những vật liệu có tính chất trang trí cũng tránh tối đa dùng vật liệu bằng gỗ, nhựa. Trong toà nhà nên xây dựng thiết bị phòng cháy có hiệu quả, ví dụ như máy báo động bằng khói, vòi phun nước chữa cháy, lúc có hoả hoạn có thể tự báo động, tự động phun nước đập lửa, đề phòng lửa lan.

Cầu thang máy mà lính cứu hoả sử dụng nhất thiết phải tách biệt với cầu thang và thang máy sơ tán, để trong lúc dập lửa hướng của lính cứu hoả và đoàn người sơ tán ngược nhau, dẫn đến chen chúc, ảnh hưởng tới việc dập lửa và sơ tán.

Ngoài khả năng phòng cháy của bản thân toà nhà chọc trời, nước ngoài đã có điều lệ điều phối trực thăng cứu hoả trên không trung, nó vừa có thể dập lửa trên cao, lại vừa có thể cứu những người ở trên tầng thượng, để bù đắp cho điểm hạn chế của thang máy chữa cháy.

Có thể thấy, sau khi chọn dùng một loạt biện pháp cứu viện và phòng bị, hoả hoạn ở toà nhà chọc trời vẫn có thể khống chế và giảm thiểu tổn hại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633371076131616023/Khoa-hoc-cong-trinh/Nha-cao-tang-phong-cha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận