CÔNG TRÌNH CAO TẦNG CHỐNG ĐỘNG ĐẤT NHƯ THẾ NÀO?
5h46' ngày 17/1/1995, vùng Bản Thần thuộc miền nam Bingku, Nhật Bản xảy ra một trận động đất 7,2o. Thành phố Thần Hộ ở gần khu vực động đất có hơn 10.000 căn hộ bị chôn vùi, hầu như toàn bộ khu vực động đất bị mất điện, mất nước, đường ống dẫn ga bị vỡ đã gây nên hơn 300 vụ hoả hoạn. Thế nhưng trong trận động đất này, mọi người rất lấy làm kinh ngạc khi phát hiện ra rằng rất nhiều nhà cũ, thấp tầng không bị động đất chôn vùi mà biến thành những đống gạch vụn, còn những công trình cao tầng hiện đại hoá lại có thể đứng hiên ngang giữa động hoang tàn. Đây lẽ nào lại là một loại kỳ tích?
Nhật Bản là một đất nước có nhiều động đất, rất nhiều lần động đất đã gây nên tổn hại rất lớn về cả người và tài sản. Mọi người đã học được bài học sâu sắc từ động đất - đó là không nên xây nhà quá cao, chính phủ Nhật Bản cũng đã quy định rõ ràng trong văn bản năm 1963, công trình bình thường không được vượt quá 31m. Nhưng qua một thời gian nghiên cứu và phân tích, các chuyên gia kiến trúc của Nhật đã phát hiện ra rằng: Lúc xảy ra động đất, sóng xung kích chiếm vị trí chủ đạo, mà để đối phó với loại lực lượng tự nhiên này thì chống cự ''cứng rắn'' không bằng hóa giải ''thuận tình thế”. Dùng lý luận chống động đất mới để xây dựng nhà cao tầng có thể năng lượng chấn động sẽ tiến hành hấp thụ, như vậy sóng xung kích động đất khi truyền theo sự lên xuống của công trình tuy có thể gây ra một trận sóng động, nhưng không thể phá hoại kết cấu bê tông cất thép. Những suy luận khoa học đã thúc đẩy Chính phủ thay đổi quy định ban đầu. Vì thế, gần 20 năm trở lại đây, những công trình cao tầng ở Nhật Bản mọc lên như nấm.
Mấu chốt của việc chống động đất của công trình cao tầng nằm ở thiết kế. Quan niệm cũ cho rằng chỉ có kiến trúc tầng dưới kiên cố vững chắc thì mới có thể vượt qua được xung kích động đất mạnh, còn trên thực tế, toà nhà kiểu kiến trúc cũ có chân đế bê tông cốt thép nặng, càng lên cao thể tích càng nhỏ, khi gặp phải ''Lực phản hồi'' mạnh khi động đất, thậm chí vật kiến trúc này còn có thể bị tách ra thành từng đoạn. Nhưng kiến trúc cao tầng hiện đại lại thay đổi toà nhà kiểu cũ có nhược điểm chết người vừa ''cứng'' vừa ''giòn''. Nó sử dụng loại thép cường độ cao có mao mạch cực nhỏ để chế tạo kết cấu xà ngang có mật độ tương đối lớn, từ đó nâng cao rất nhiều khả năng chống động đất của khung thép; Tường bê tông cốt thép đặc biệt tăng cường khung thép sinh ra ứng lực tuỳ theo sóng xung kích; Kỹ thuật hàn nối mới lại tăng cường thêm một bước cho khả năng chống động đất của công trình, làm cho nhà cao tầng trở thành ''Trong cương có nhu''. Trong trận động đất ở Bản Thần, trong lúc từng đợt sóng xung kích truyền lên men theo toà nhà, cho dù độ rung của phần đỉnh toà nhà đạt 1m, thì kết cấu chỉnh thể của toà nhà vẫn yên ổn không việc gì. Như vậy rõ ràng về phương diện tính an toàn phòng động đất và tính dễ chịu khi ở, công trình cao tầng đều có một tương lai rộng mở.