THẾ NÀO LÀ XA LỘ THÔNG TIN?
Năm 1992, tổng thống Mỹ Bill Clinton và phó tổng thống Mỹ Aerhuaer khi tranh cử đã đưa ra ý kiến xây dựng ''chương trình cơ sở thông tin quốc gia'', đưa nó trở thành một trong những lĩnh vực tranh cử. Tháng 1/1993, sau khi Bill Clinton nhậm chức tổng thống Mỹ, lập tức đã có những sửa đổi trong chính sách khoa học kỹ thuật, tăng cường địa vị của kĩ thuật thông tin, và uỷ quyền thành lập nhóm đặc biệt xây dựng chương trình cơ sở thông tin quốc gia. Ngày 15/9/1993, nhóm đặc biệt trịnh trọng tuyên bố, nước Mỹ đang thực hiện một kế hoạch ''xa lộ thông tin nhằm cải thiện lâu dài cuộc sống, công việc và phương thức giao tiếp của người dân Mỹ''. Vì thế xa lộ thông tin là cách gọi tắt thông thường của chương trình xây dựng cơ sở thông tin.
Mục tiêu của kế hoạch xa lộ thông tin là xây dựng ở nước Mỹ một mạng thông tin kỹ thuật số tốc độ cao, phổ biến trên toàn quốc, toả đi khắp nơi bằng dây cáp quang, nó sẽ liên kết các cơ quan, đơn vị, trường học, gia đình trên toàn nước Mỹ lại với nhau. Kế hoạch còn quy định rất nhiều mục tiêu cụ thể, ví dụ: thông qua xa lộ thông tin con người có thể làm việc tại nhà, trực tiếp tra tìm tham khảo các tin tức, số liệu tại nhà, có được các tác phẩm âm nhạc, văn học cũng như các tài liệu khoa học, có thể chọn xem bộ phim mới nhất tại nhà, mua đồ, gửi tiền, rút tiền tại nhà, có thể hưởng dịch vụ bảo hiểm xã hội tại nhà, cũng có thể liên hệ với cơ quan chính phủ các cấp nhờ các phương thức điện tử; học sinh nhờ xa lộ thông tin có thể được hưởng trường học tốt nhất, thầy giáo tốt nhất, giáo trình tốt nhất; các công ty nhờ xa lộ thông tin có thể nắm bắt được hướng phát triển của thị trường, mở rộng dịch vụ bán hàng trên mạng, có thể trực tiếp nhận được đơn đặt hàng từ các khách hàng, đồng thời bán nguyên vật liệu cho một công ty khác, cứ như thế, vẫn còn rất nhiều lợi ích của xa lộ thông tin. Kế hoạch này vẽ ra trước mắt chúng ta một viễn cảnh vô cùng đẹp đẽ.
Chúng ta có thể hiểu ''xa lộ thông tin'' là một con đường lấy kỹ thuật máy tính và kỹ thuật thông tin làm con đường chính, ''mặt đường'' của xa lộ thông tin là dây cáp quang, còn ''xe'' là máy tính truyền thông đa phương tiện được trang bị đầy đủ chức năng của máy tính, điện thoại, ti vi, truyền những tin tức hình ảnh đi một cách nhanh chóng. Theo dự kiến, tốc độ truyền ở giai đoạn đầu là 1GB/s (1GB=10 tỷ đơn vị nhị phân), còn tốc độ của giai đoạn hai sẽ đạt đến 2TB/s (1TB=1 vạn tỷ đơn vị nhị phân). Vậy thì tốc độ 1GB/s nhanh đến như thế nào? Chúng ta hãy xem hai ví dụ dưới đây: Đến cuối năm 1998, tốc độ truy cập Internet của Trung Quốc là 1,43256 tỷ Byte/s, tức chỉ bằng 1/7 của 1GB/s, gửi đi 33 tập ''Bách khoa toàn thư Dabuliezhen'' của Anh nếu dùng tốc tộ hiện nay thì mấy 13h, còn nếu dùng tốc độ 1GB chỉ mất có 4,7s.
Tất nhiên, chỉ có xa lộ thông tin của một quốc gia thì chưa đủ, mà còn phải có xa lộ thông tin toàn cầu. Sau khi kế hoạch xa lộ thông tin của nước Mỹ được đưa ra, đã nhận được phản ứng mạnh mẽ của các nước trên thế giới, và nhận được sự quan tâm đặc biệt, rất nhiều quốc gia đều cũng đã đưa ra kế hoạch xa lộ thông tin của nước mình. Trung Quốc cũng đang lập dự án và thực hiện kế hoạch ''xây dựng cơ sở thông tin” quốc gia Trung Quốc mang màu sắc và đặc trưng của Trung Quốc.