Tài liệu: Nhật Bản - Đại học Công nghệ Tokyo

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đại học Công nghệ Tokyo được thành lập năm 1986 nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về những kỹ sư điện tử và media.
Nhật Bản - Đại học Công nghệ Tokyo

Nội dung

Đại học Công nghệ Tokyo

Đại học Công nghệ Tokyo được thành lập năm 1986 nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về những kỹ sư điện tử và media.

Trường tọa lạc trên một diện tích 400.000 mét vuông ở Hachioji, một thành phố ngoại ô cách thủ đô Tokyo 40 km về hướng Tây. Hachioji đã thu hút tới đây 21 trường đại học và cao đẳng, sẽ là môi trường tốt cho các sinh viên chăm học.

Thủ tục Đăng ký Đối với Sinh viên Nước ngoài

Trường thu nhận từ một đến hai sinh viên nước ngoài cho mỗi khoa. Việc đăng ký sẽ được chấp nhận nêu như ứng viên đạt cả hai điều kiện sau đây:

Trình độ học vấn:

a/ Đã hoàn tất 12 năm chương trình phổ thông, hoặc

b/ Sẽ hoàn tất trong thời gian chờ đăng ký, hoặc

c/ Đã tốt nghiệp trung học ở nước ngoài và được Bộ Giáo dục công nhận, và đủ 18 tuổi

Visa vào Nhật:

a/ Visa diện du học, hoặc

b/ Visa ngắn ngày đủ để tham dự kỳ thi tuyển

Khả năng Ngôn ngữ Tiếng Nhật

Ứng viên đòi hỏi phải có trình độ Cấp 1 của kỳ thi Khả năng Tiếng Nhật (Japanese Language Proficiency Test), vì tất cả các môn học tại đây đều được giảng dạy bằng tiếng Nhật.

Kỳ thi Khả năng Tiếng Nhật được tổ chức bởi Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tại trên 20 quốc gia. Ứng viên cần thông báo với Hiệp hội về mục đích cụ thể là đăng ký vào Đại học Công nghệ Tokyo. Trong những năm gần đây, kỳ thi được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 12 hàng năm. Những ứng viên muốn tham dự kỳ thi phải nộp đơn vào đầu tháng 9. Muốn biết thêm chi tiết, ứng viên có thể liên hệ với Hiệp hội theo địa chỉ:

Association of International Education of Japan 4-5-29 Komaba, Meguro-ku, Tokyo 153-8503, Japan

Phone: +81-3-5454-5216

Fax: +81-3-5454-5236

Học phí

Học phí và phí đăng ký cho năm học đầu tiên là 1.500.000 Yen cho cấp đại học. Học phí của những năm học tiếp theo sẽ không vượt quá số lượng nêu trên.

Nhà trường cũng có chế độ giảm 30% học phí cho một số trường hợp khó khăn về tài chính, do nhà trường xét.

Chế độ Dạy kèm Miễn phí

Tất cả các sinh viên nước ngoài đều có được dịch vụ kèm cặp bởi những sinh viên các năm học trước. Việc kèm cặp này bao gồm cả về mặt học vấn lẫn những lời khuyên trong cuộc sống hàng ngày tại đây. Chế độ dạy kèm này được thực hiện từ lúc sinh viên chuẩn bị nhập học cho đến hết năm thứ nhất. Tất cả chi phí cho việc dạy kèm sẽ do nhà trường đài thọ. Người dạy kèm sẽ có trách nhiệm hướng dẫn những đều cần thiết cho bước đầu ở trường, cùng với cuộc sống ở Nhật, việc học ngôn ngữ và những nhu cầu cấp thiết khác.

Dịch vụ Vận chuyển Miễn phí

Nhà trường có tổ chức tuyến xe buýt để đưa sinh viên tới trường. Xe sẽ đưa sinh viên từ trạm Hachioji - Minamiro đến Trường và cuối buổi học sẽ trả sinh viên lại đúng địa điểm đã rước. Dịch vụ này miễn phí.

Học bổng

Học bổng của Nhà trường

Đối với mỗi sinh viên từ nước ngoài nhà trường sẽ có học bổng dựa trên thành tích học tập của sinh viên đó. Những sinh viên thuộc diện được học bổng sẽ nhận mỗi năm 1,2 triệu Yen, phát làm hai đợt.

Học bổng của Chính phủ Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản có một số học bổng dành cho các sinh viên nước ngoài, và việc xét duyệt sơ bộ sẽ do các tòa đại sứ và tòa tổng lãnh sự Nhật Bản ở các nước tiến hành. Sau đó các cơ quan trên sẽ gởi báo cáo về Bộ Giáo dục để chuẩn y. Thông tin cần thiết về học bổng này có tại cơ quan ngoại giao của Nhật Bản ở các nước.

CÁC KHOA CỦA TRƯỜNG

Đại học Công nghệ Tokyo có 2 khoa: Khoa Truyền thông Đại chúng và Khoa Kỹ thuật.

Khoa Truyền thông Đại chúng có một ngành là Ngành Truyền thông Đại chúng.

Khoa Kỹ thuật có 4 ngành: Điện tử, Công nghệ Thông tin, Cơ Điện tử và Mạng Thông tin.

Ngoài ra Trường còn có cấp độ sau đại học với ngành Điện tử Hệ thống, dành cho các sinh viên tốt nghiệp một trong bốn ngành của khoa Kỹ thuật có nhu cầu muốn học lên cấp cao hơn.

·         Khoa Truyền thông Đại chúng

Chương trình của Khoa bao gồm các môn tổng quát và các môn kỹ thuật. Sinh viên có thể tự do quyết định cho nội dung học tập của mình trong dải rộng các môn sẵn có. Nền tảng của chương trình là Khoa học Nhân văn, Khoa học Tự nhiên và Thể thao và Thể chất.

Chương trình chia làm hai dạng, một là Tổng quát trong đó sinh viên sẽ học cơ bản về Khoa học Truyền thông Đại chúng, hai là Các môn chính bao gồm ba lĩnh vực: Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng, Các Môi trường Truyền thông Đại chúng và Các Công nghệ Truyền thông Đại chúng. Sinh viên sẽ chọn một trong ba lĩnh vực trên cùng với các môn học tương ứng.

Hầu hết các môn đều ở dạng nhiệm ý, và sinh viên có thể chọn những môn mình thích.

Chương trình bao gồm các môn:

Năm 1

Các môn về ngôn ngữ : tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha.

Các môn về Nhân văn: Truyền thông Đại chúng và Tâm lý, Truyền thông Đại chúng và Xã hội, Xã hội và Kinh tế, Ngôn ngữ và Lô gíc, Công tác Xã hội.

Các môn về Khoa học Tự nhiên: Toán Căn bản, Thiên nhiên và Môi trường, Âm thanh & Ánh sáng và Điện tử, Xác suất và Thống kê, Lịch sử và Công nghệ, Thống kê và Thông tin.

Các môn về Thể chất: Thể thao và Thể chất, Thể dục.

Các môn Kỹ năng Căn bản về Máy tính và Truyền thông: Dẫn luận về Máy tính, Hội thảo về Vi tính.

Cát môn về Khoa học và Công nghệ Máy tính: Các Ngôn ngữ Lập trình, Mạng Máy tính.

 Các môn Viễn cảnh: Dẫn luận về Khoa học Truyền thông Đại chúng, Dẫn luận về Lý  thuyết Truyền đạt, Truyền thông Đại chúng: Hiện tại và Tương lai, Các Cơ sở của Nghệ thuật và Thiết kế, Các Cơ sở của Âm nhạc Phương Tây.

Năm 2

Các môn về ngôn ngữ : tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha.

Các ngôn về Nhân văn: Nghệ thuật như là Truyền thông Đại chúng Thị giác, Công tác Xã hội Thực hành, Kinh tế Thế giới, Âm nhạc và Văn hóa.

Các môn về Khoa học Tự nhiên: Thông tin và Toán, Bộ não và Máy tính, Toán Căn bản.

Các môn Kỹ năng Căn bản về Máy và Truyền thông: Viết Kỹ thuật, Kỹ thuật Trình bày, Các Cơ sở của Truyền thông Đại chúng, Cơ sở Dữ liệu, Phân tích Dữ liệu.

Các môn về Khoa học và Công nghệ Máy tính: Các Ngôn ngữ Lập trình, Kỹ thuật Truyền thông, Thiết kế bằng Vi tính, Quản lý Truyền thông Đại chúng Vi tính, Các Kỹ thuật Giả lập, Đồ họa Vi tính.

Các môn Viễn cảnh: Tâm lý học Xã hội, Truyền thông Đại chúng, Nghệ thuật và Thiết kế, Truyền thông Đại chúng và Các Vấn đề Xã hội, Khoa học về Ứng xử.

Các môn về Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng: Tổng quan về Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng, Sản xuất Nội dung Truyền thông Đại chúng, Văn hóa Nghe nhìn.

Các môn về Môi trường Truyền thông Đại chúng: Tổng quan về Môi trường Truyền thông Đại chúng, Môi trường Thị giác, Môi trường Âm thanh.

Các môn về Công nghệ Truyền thông Đại chúng: Tổng quan về Công nghệ Truyền thông Đại chúng, Xử lý Tín hiệu Kỹ thuật Số, Các hệ Thông tin.

Năm 3

Các môn về Nhân văn: Con người trên thế giới, Các Tôn giáo trên Thế giới, Văn hóa So sánh.

Môn về Khoa học Tự nhiên: Toán Căn bản.

Các môn về Khoa học và Công nghệ Máy tính: Đồ họa Vi tính, Giao diện Máy tính, An toàn Thông tin, Các Phương pháp Nghiên cứu Xã hội.

Các môn Viễn cảnh: Quy hoạch Hệ thống Truyền thông Đại chúng, Khoa học Nhận thức, Các Công nghệ Truyền thông Đại chúng, Truyền thông Đại chúng và Quyền Sở hữu Trí tuệ, Điện toán và Cảm xúc.

Các môn Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng: Các phương pháp Thiết kế, Diễn đạt bằng Hình ảnh, Các Lý thuyết về Sáng tác, Nghệ thuật Máy tính, Thông tin và Thiết kế Thị giác, Âm nhạc Vi tính, Hoạt hình Vi tính, Hội thảo về Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng.

Các môn về Môi trường Truyền thông Đại chúng: Mạng Truyền thông Đại chúng, Lưu trữ Truyền thông Đại chúng, Sư phạm và Truyền thông Đại chúng, Thương mại Điện tử, Quy hoạch Môi trường Văn phòng, Các Hệ thông tin Y khoa, Các Hệ thống Hỗ trợ Ra Quyết định, Hội thảo về Môi trường Truyền thông Đại chúng.

Các môn về Công nghệ Truyền thông Đại chúng: Các Hệ Phương pháp Phát triển Hệ thống Truyền thông Đại chúng, Công nghệ Tư liệu và Truyền thông Đại chúng, Xử lý Thông tin Kiến thức, Xử lý Hình ảnh Kỹ thuật Số, Xử lý Âm thanh Kỹ thuật Số, Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên, Việc Trình bày Dữ liệu và Truyền thông Đại chúng, Hội thảo về Công nghệ Truyền thông Đại chúng.

Năm 4

Môn Viễn cảnh: Truyền thông Đại chúng và Chiến lược Quản lý.

Các môn Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng: Xuất bản Kỹ thuật Số, Các mối Quan hệ Cộng đồng và Truyền thông Đại chúng, Đề án Tốt nghiệp về Nghệ thuật Truyền thông Đại chúng.

Các môn Môi trường Truyền thông Đại chúng: Thư viện Kỹ thuật Số, Nghiên cứu về Thông tin Xã hội, Đề án Tốt nghiệp về Môi trường Truyền thông Đại chúng.

Các môn Công nghệ Truyền thông Đại chúng: Thực tế Ảo, Thiết kế Công nghiệp, Đề án Tốt nghiệp về Công nghệ Truyền thông Đại chúng.

·         Khoa Kỹ thuật

Khoa có 4 ngành: Điện tử, Công nghệ Thông tin, Cơ Điện tử và Mạng Thông tin.

Mỗi ngành có chương trình riêng, ngoài ra sinh viên sẽ học những môn chung, chia thành hai nhóm.

Nhóm Giáo dục Rộng rãi bao gồm các môn: Tiếng Anh, Tiếng Tây Ban Nha, Nghệ thuật Tự do, Khoa học Xã hội và Giáo dục Thể chất.

Nhóm Khoa học Tự nhiên Cơ bản dành cho sinh viên năm thứ nhất và thứ hai nhằm cung cấp cho sinh viên nền tảng về khoa học và khả năng để theo học các môn trong ngành của mình.

Chương trình cụ thể như sau:

Ngành Điện tử

Năm 1

Các môn Công cụ:

Dẫn luận về Điện tử, Toán về Điện, Điện và Từ, Mạch Điện, Bài tập về Mạch Điện.

Năm 2

Các môn Công cụ:

Mạch Điện tử, Vật lý Lượng tử, Chất Bán dẫn, Xác xuất và Thống kê, Công nghệ, Máy tính, Thực hành về Điện tử.

Năm 3

Các môn Công cụ:

Lý thuyết về Truyền thông và Các Công cụ, Truyền thông về Điện, Xung và Mạch Kỹ thuật Số, Điện tử học Lượng tử, Kiểm soát Tự động, Chuyên đề về Điện tử, Thực hành về Điện tử, Công nghệ Hệ thống, Sóng Điện Từ, Âm học và Đồ họa, Hệ thống Quang Điện tử.

Các môn Hệ thống

Vật liệu Điện tử, Chất Bán dẫn, Công cụ Điện tử, Mạch Tích hợp.

Năm 4

Các môn Công cụ:

Công nghệ Tin cậy, Đề án Tốt nghiệp, Các loại Vật liệu Siêu dẫn.

Môn Hệ thống:

Điện tử học Năng lượng.

Ngành Công nghệ Thông tin

Năm 1

Các môn về Khoa học Thông tin:

Dẫn luận về Điện tử, Toán về Điện, Điện và Từ, Mạch Điện, Bài tập về Mạch Điện.

Năm 2

Các môn về Khoa học Thông tin:

Lô gíc Toán học, Lý thuyết về Thông tin, Thiết kế Lô gíc, Mạch Điện tử, Thực hành Lập trình, Thực hành về Công nghệ Thông tin, Công nghệ Chất Bán dẫn, Xử lý Tín hiệu.

Các môn về Hệ thống Thông tin:

Lập trình, Phân tích Số.

Năm 3

Các môn về Khoa học Thông tin:

Cấu trúc Dữ liệu, Các bộ Xử lý Ngôn ngữ, Các hệ Điều hành, Kỹ thuật Phần mềm, Đồ họa Vi tính, Phân tích Toán học của Công nghệ Thông tin.

Các môn về Hệ thống Thông tin:

Vật liệu Điện tử, Công nghệ Cảm biến, Trang bị cho Truyền thông, Kỹ thuật Máy tính, Các Hệ thống Viễn thông.

Năm 4

Các môn về Khoa học Thông tin:

Công nghệ Tin cậy, Đề án Tốt nghiệp.

Ngành Cơ Điện tử

Năm 1

Các môn về Kiểm soát Máy tính:

Dẫn luận về Kỹ thuật Điện và Điện tử, Cơ học Cơ sở.

Thực hành Lập trình.

Năm 2

Các môn về Kiểm soát Máy tính:

Mạch Điện tử, Cơ học Vật liệu, Kỹ thuật Máy tính, Thực hành về Cơ Điện tử, Bài tập Mạch Điện tử.

Môn về Cơ học Hệ thống:

Cơ sở của việc Thiết kế Máy.

Năm 3

Các môn về Kiểm soát Máy tính:

Kỹ thuật Kiểm soát, Sự khởi động và Các Thiết bị Kiểm soát, Rô bốt học, Bài tập về Kỹ thuật Kiểm soát, Kỹ thuật Máy tính, Thiết kế và Dự thảo trong Cơ Điện tử, Chuyên đề về Cơ Điện tử, Thực hành về Cơ Điện tử, Đo lường Điện tử và Dụng cụ, Hệ thống Kiểm soát Máy tính, Xử lý Tín hiệu, Công nghệ Cảm biến.

Các môn về Cơ học Hệ thống:

Đo lường Cơ học và Dụng cụ, CAD/CAM, Kiểm soát Số.

Năm 4

Các môn về Kiểm soát Máy tính:

Xử lý Thông tin Thông minh, Kỹ thuật Kiểm soát Hiện đại Công nghệ Tin cậy. Đề án Tốt nghiệp.

Ngành Mạng Thông tin

Năm 1

Điện và Từ, Mạch Điện, Xác xuất và Thống kê, Bài tập về Mạch Điện.

Năm 2

Mạch Điện tử, Lý thuyết về Mã hóa, Phân tích Hệ thống, Kỹ thuật Máy tính, Các mạch Lô gíc, Lập trình, Lý thuyết về Viễn thông, Thực hành về Mạng Thông tin.

Năm 3

Xử lý Tín hiệu Kỹ thuật Số, Lý thuyết Giao thông Truyền thông, Công nghệ Chuyển mạch, Truyền thông bằng Radio, Truyền thông Quang học, Kiểm soát Mạng, Nghi thức Truyền thông, Thực hành về Mạng Thông tin, Thiết kế Mạng Thông tin.

Năm 4

Truyền thông Máy tính, Công nghệ Mạng, Đề án Tốt nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC

Đại học Công nghệ Tokyo có chương trình Sau Đại học, gồm cả cấp Cao học và cấp Tiến sĩ về Điện tử Hệ thống, trong đó bao gồm 4 lĩnh vực: Hệ thống Truyền thông, Hệ thống Điện tử, Hệ thống Điện toán và Hệ thống Kiểm soát.

Cụ thể, các môn học của các chuyên ngành như sau:

Hệ thống Truyền thông

Chương trình Cao học

Kiểm soát Từ xa, Truyền thông Kỹ thuật Số, Phân tích Tín hiệu, Xử lý Tín hiệu.

Chương trình Tiến sĩ

Nghiên cứu nâng cao về Kỹ thuật Truyền thông

Hệ thống Điện tử

Chương trình Cao học

Điện tử Không gian, Công cụ Điện tử, Kỹ thuật Cảm biến, Kỹ thuật Tin cậy.

Chương trình Tiến sĩ

Nghiên cứu nâng cao về Hệ thống Điện tử.

Hệ thống Điện toán

Chương trình Cao học

Xử lý Hình ảnh, Kỹ thuật Máy tính, Kỹ thuật Kiến thức.

Chương trình Tiến

Nghiên cứu nâng cao về Hệ thống Điện toán.

Hệ thống Kiểm soát

Chương trình Cao học

Kỹ thuật Kiểm soát, Lý thuyết Hiện đại về Kiểm soát, Kỹ thuật Đo lường Tiên tiến, Tổ chức Hệ thống.

Chương trình Tiến sĩ

Nghiên cứu nâng cao về Hệ thống Kiểm soát.

Địa chỉ của Trường:

Katakura 1404-1, Hachioji, Tokyo

Japan 192-0982

ĐT: +81-426-37-2111

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2250-02-633495525424843750/Du-hoc/Dai-hoc-Cong-nghe-Tokyo.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận