Đại học Quốc tế Nhật Bản (IUJ)
Đại học Quốc tế Nhật Bản là một trường chuyên đào tạo sau đại học với mục tiêu chính là giáo dục lớp người trẻ, phát triển cho họ những kiến thức chuyên nghiệp với nhiều ngành học thuật để ứng dụng trong môi trường quốc tế.
Trường tọa lạc trong một thung lũng đẹp bao quanh bởi rặng núi Echigosanzan hùng vĩ. Khu vực địa phương này có truyền thống phong phú về cộng đồng thôn dã và có nhiều những cơ hội hoạt động ngoài trời như leo núi, đi bộ, lướt ván,...
Trường có một văn phòng tại thủ đô Tokyo, chỉ cách 7 phút đi bộ so với trạm xe điện ngầm Roppongsi. Trường cũng có Học viện Nghiên cứu, được thành lập năm 1997 với nhiệm vụ thực hiện các cuộc nghiên cứu đặt trọng tâm vào vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Đăng ký Vào trường
Đối với các sinh viên quốc tế, có 2 đợt nhập học mỗi năm. Tuy nhiên những sinh viên muốn xin học bổng của Trường được khuyên nên đăng ký ngay vào đợt đầu.
Yêu cầu tối thiểu
Đại học Quốc tế Nhật Bản công nhận những ứng viên có một trong những điều kiện sau đây là đủ tư cách để đăng ký:
- Những ứng viên có bằng tốt nghiệp hoặc sắp nhận bằng tốt nghiệp của một trường đại học có uy tín với chương trình học bốn năm và đã hoàn tất ít nhất 16 năm trong quá trình học tập.
- Những ứng viên có ít hơn 16 năm học tập, với điều kiện có ít nhất l năm kinh nghiệm về nghiên cứu liên quan đến bằng cấp của mình tại một học viện và có tuổi tối thiểu là 22. Những ứng viên này phải nộp một công văn của học viện mà mình đã tiến hành nghiên cứu, trong công văn phải có nêu chủ đề của cuộc nghiên cứu, tóm tắt nội dung nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.
- Trong một số trường hợp, những ứng viên lấy bằng cấp từ một nước mà hệ thống giáo dục ở đó chỉ có 15 năm để hoàn tất bậc đại học mà không có kinh nghiệm nghiên cứu có thể được coi là hợp lệ dựa vào kết quả học đại học của ứng viên đó.
- Những ứng viên đã hoàn tất chương trình 2 năm sau trung học (ở trường cao đẳng hoặc dạy nghề), có trên 2 năm kinh nghiệm làm việc, tuổi tối thiểu là 22, và nộp kèm một bài luận với chủ đề “Những điểm độc đáo trong kinh nghiệm làm việc của tôi và những điểm này sẽ đóng góp thế nào vào chương trình học tại IUJ” .
Các Tiêu chí Tuyển chọn
Những ứng viên đã đạt một trong các yêu cầu nêu trên sẽ được xét tuyển dựa trên các tiêu chí sau đây:
1. Một thái độ đúng đắn trong việc học tập sau đại học, năng lực lãnh đạo và tiềm năng quản lý.
2. Những thành tựu đã đạt được trong quá trình học đại học, tập trung vào năm thứ ba và thứ tư.
3. Sự trưởng thành và ý thức rõ về mục đích của mình khi theo học chương trình tại đây. Ứng viên cần chứng tỏ được động lực để theo các chương trình này và có khái niệm về giá trị của nó trong sự nghiệp của mình.
4. Những phẩm chất cá nhân phù hợp với các tiêu chuẩn và mục đích của các chương trình học tại IUJ.
Học phí và Các loại phí khác
Học phí cho chương trình MBA: 1.900.000 Yen/ năm
Học phí cho chương trình Quản lý Thương mại Điện tử: 2.200.000 Yen/ năm
Phí đăng ký: 300.000 Yen
Học phí chương trình Anh văn (nếu có học): 530.000 Yen
Phòng ở cá nhân: 32.000 Yen/ tháng
Phí vật dụng: 5.000 Yen/ tháng
Phí học cụ: 20.000 Yen/ tháng
Tiền ăn tại căng tin nhà trường: 40.000 Yen/ tháng
Học hổng
IUJ có một số học bổng hạn chế cho các sinh viên không phải là người Nhật đang theo học tại trường. Một số học bổng được cấp từ một nguồn ở ngoài IUJ. Chẳng hạn như có học bổng Monbusho, học bổng ADB, học bổng IDB, học bổng MTYMSF và học bổng MIF. Để được nhận học bổng, sinh viên phải được đánh giá là xuất sắc.
Để đăng ký xin học bổng, sinh viên chỉ cần nộp “Đơn xin Học bổng tại IUJ”, và việc cấp loại học bổng nào sẽ do nhà trường quyết định.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA TRƯỜNG
Đối với sinh viên quốc tế, có hai khoa: Khoa Quản lý Quốc tế và Khoa Quan hệ Quốc tế.
· Khoa Quản lý Quốc tế
Khoa có hai chương trình: chương trình MBA và chương trình Cao học Quản lý Thương mại Điện tử. Mỗi năm Khoa chỉ thu nhận 75 sinh viên. Chương trình được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh và là chương trình đầu tiên tại Nhật được Bộ Giáo dục ủy nhiệm. Khoa được thành lập năm 1988, kết hợp với Khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Dartmouth, Hoa Kỳ.
Chương trình Cao học Quản lý Thương mại Điện tử
Các môn học chính và Các môn nhiệm ý
Các môn học chính:
Quản lý Kinh doanh
Môn này nhằm cung cấp cho sinh viên những nền tảng cần thiết về các nguyên tắc kinh doanh mà họ sẽ cần đến cho các môn học khác. Nó giới thiệu tổng quát về sáu lĩnh vực chính trong kinh doanh: Kế toán, Tài chính, Các Thói quen về Tổ chức, Chiến lược hợp tác, Tiếp thị và Các loại.Hoạt động. Hiểu được các lĩnh vực này, sinh viên sẽ có cơ sở để học về công nghệ thông tin và vai trò quản lý trong kinh doanh.
Nền tảng của Công nghệ Web
Môn này cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tiễn về các công nghệ của trang Web chuyên nghiệp như hệ thống mạng và các cơ sở của Internet, lập trình trình duyệt, lập trình server. Sinh viên cũng sẽ học những kỹ năng để ứng dụng các công nghệ vào các hoạt động thương mại điện tử điển hình.
Đề án về Thương mại Điện tử
Chương trình tạo nhiều điều kiện linh hoạt cho sinh viên hoàn tất đề án của mình. Việc chọn chủ đề cho đề án là một trong những điều quan trọng nhất. Sinh viên được khuyên là hãy bám sát với mục tiêu sự nghiệp của mình trong việc chọn chủ đề và chọn giáo viên hướng dẫn.
Các Chiến lược Công nghệ Thông tin và Việc Hoạch định Chính sách
Một sự khảo sát kỹ lưỡng các nhân tố của công nghệ thông tin như phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu và bản thân Internet đã cho thấy mỗi nhân tố này có thể sử dụng như một công cụ để đạt được các thuận lợi trong cạnh tranh và tạo ra các giá trị. Trong môn này sinh viên sẽ học về khung chiến lược cơ bản cho công nghệ thông tin và việc hoạch định chính sách trong khi ứng dụng những chiến lược này vào việc phân tích các trường hợp thực tế.
Java cho các Ứng dụng Kinh doanh
Việc hiểu biết về những công nghệ hàng đầu trong việc phát triển phần mềm là một lợi thế đối với người lãnh đạo kinh doanh. Các ngôn ngữ hướng đối tượng, và đặc biệt là Java đã đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng thương mại của thương mại điện tử. Môn này giới thiệu về các nguyên lý cơ bản, các khái niệm và kỹ thuật của việc phát triển các ứng dụng hướng đối tượng. Và sau đó sinh viên sẽ học cách ứng dụng việc tiếp cận này vào lập trình Java.
Quản lý Dự án
Môn học sẽ bắt đầu với các yếu tố chủ lực, đặc biệt là cho các dự án về công nghệ và sau đó đến việc thực hiện dự án sao cho dự án có thể được thực hiện một cách tối ưu, trong đó có tính đến các nguồn lực và những sự hạn chế của nó.
Tiếp thị Điện thoại Di động
Môn học sẽ chi tiết hóa các môi trường kinh doanh, khám phá những lực lượng chi phối thị trường, các chìa khóa để duy trì các thuận lợi trong cạnh tranh và tương lai của việc tiếp thị trong một thế giới vô tuyến. Sinh viên sẽ được minh họa bằng những thực tế trong thị trường Nhật Bản.
Hệ thống Mạng
Môn học được bắt đầu với mạng nội bộ (LAN) và sau đó mở rộng đến các loại mạng tầm xa và Internet. Những vấn đề như việc thực hiện hệ thống mạng, cấu trúc một mạng phù hợp, và các thiết bị chủ lực được sử dụng trong khi tính toán đến giá thành so với chất lượng, sẽ được bàn đến trong môn học này.
Các Hoạt động và việc Quản lý Dây chuyền Cung ứng
Môn này giúp sinh viên hiểu được mạng lưới của những hoạt động mà các công ty sử dụng trong việc sản xuất và phân phối các loại hàng hóa, dịch vụ. Nửa đầu của môn học liên quan đến việc quản lý các hoạt động như quản lý kho, hoạch định việc sản xuất. Trong nửa sau, môn học sẽ đi vào việc thiết kế và quản lý dây chuyền cung ứng và vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động này.
Các môn Nhiệm ý
Quản lý Mối Quan hệ Khách hàng
Nhiều công ty có mục tiêu tạo ra và duy trì các hoạt động kinh doanh hướng khách hàng. Các công nghệ về Internet sẽ giúp cho các công ty này có được và quản lý các thông tin hữu ích liên quan đến khách hàng. Sinh viên sẽ hiểu được cách biến những thông tin về khách hàng thành các cuộc giao tiếp hiệu quả.
Thiết kế Cơ sở Dữ liệu và Chiến lược Quản lý
Với sự phát triển nhanh chóng trong việc sử dụng máy tính, việc sử dụng cơ sở dữ liệu cho các mục tiêu chiến lược đã tiến bộ một cách thần kỳ. Trong môn này, sinh viên sẽ học về những nền tảng của lý thuyết cơ sở dữ liệu. Những ứng dụng gần đây thường là trong việc phát triển cơ sở dữ liệu cho thương mại điện tử, trong các công cụ tài chính và trong việc phát triển nguồn nhân lực cũng như quản lý tài sản.
Tiếp thị trên Intemet
Mọi lĩnh vực tiếp thị đều chịu ảnh hưởng của việc chuyển đổi từ cách bán hàng, quảng cáo truyền thống sang môi trường có máy tính làm trung gian. Chương trình sẽ bắt đầu bằng việc phân tích tiếp thị, bao gồm cả việc cạnh tranh trong một thế giới thương mại điện tử và các thói quen của người mua sắm. Sau đó sẽ là chiến lược, đi sâu vào các cơ hội trong một thế giới Internet với tốc độ kinh hồn. Cuối cùng sẽ là chính sách tiếp thị trong thương mại điện tử, với các chi tiết như việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ, giá cả, giao tiếp và phân phối.
Luật lệ trong Môi trường Vi tính
Sau khi học môn này sinh viên sẽ hiểu được những vấn đề cơ bản về pháp lý liên quan đến bằng sáng chế các mẫu mã kinh doanh, việc tranh chấp tên miền, việc bảo vệ bản quyền cho phần mềm vi tính, MP3 và việc chia sẻ file, việc bảo mật trong thông tin kỹ thuật số, chính sách của người thuê mướn lao động liên quan đến việc dùng e-mail và truy cập Internet, những trang Web khiêu dâm, việc mã hóa, trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ, trách nhiệm của người cung cấp nội dung, v.v...
Việc Thành lập Doanh nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp Mới
Làm cách nào để phát triển thành công một doanh nghiệp bằng cách tính toán đến các nguồn tài nguyên khổng lồ của công nghệ là trọng tâm của môn này. Sau khi đã hiểu cách mở một doanh nghiệp mới, sinh viên sẽ được giới thiệu đến các nhà sáng lập doanh nghiệp. Môn này sẽ giúp sinh viên có cơ hội đầu tay tiếp xúc với những người lãnh đạo trong các công ty.
An toàn và Quan lý Giao dịch
Môn này sẽ bàn về các vấn đề chung quanh các dịch vụ ngân hàng Internet cho cá nhân, công ty và chính quyền cũng như hệ thống trả tiền điện tử trong các giao dịch về thương mại điện tử. Những chủ đề chính bao gồm những yêu càu về phần cứng/phần mềm cho ngân hàng Internet. Sinh viên cũng học về hệ thống trả tiền liên quan đến những vấn đề như hệ thống thanh toán, kế toán và các phương pháp an toàn.
Quản lý Chiến lược Vòng quay Tiền mặt
Môn này không chỉ bàn đến vòng quay tiền mặt mà cả cơ cấu kinh tế để gặt hái được những giá trị thực sự trong kinh doanh. Sau khi điểm qua hệ phương pháp truyền thống đánh giá vòng quay tiền mặt, môn học sẽ tập trung vào một mô hình thực hiện kinh tế gọi là EVAR (Giá trị gia tăng kinh tế). Ở đây, môn học còn bàn đến các ứng dụng trong quá trình hoạch định ngân sách vốn, phân tích đánh giá công ty và việc ra quyết định trong các công việc hàng ngày.
Hệ thống Kinh doanh được hỗ trợ bởi Web
Trong môn này sinh viên sẽ học về XML và những chuẩn có liên quan, đồng thời với những quy tắc căn bản và kỹ thuật để thiết kế và xây dựng những mô đun kinh doanh với sự hỗ trợ của Web trong lĩnh vực mình chọn, chẳng hạn như quản lý dây chuyền cung ứng, quản lý mối quan hệ khách hàng, mậu dịch điện tử và các ứng dụng tài chính khác, thương mại điện tử, các hệ thống kinh tế/xã hội (như hệ thống kiểm soát tai họa, hệ thống chống ô nhiễm), v.v... Việc phát triển các mô đun kinh doanh như vậy có thể thực hiện hoàn toàn bằng XML và không đòi hỏi phải lập trình.
XML và Các Ứng dụng Kinh doanh
Môn này giới thiệu về XML, bao gồm cơ sở lý thuyết cũng như thiết kế thực hành các tài liệu XML cho các ứng dụng kinh doanh. Môn này tạo điều kiện cho sinh viên học theo lối thực hành trong phòng thí nghiệm và làm đề án.
Công nghệ và Đánh giá Kinh doanh
Trong môn này sinh viên sẽ học cách thực hiện những mô hình đánh giá tài chính. Trọng tâm sẽ là xác định và đánh giá sự rủi ro trong các cơ hội kinh doanh và kết hợp kiến thức này với quá trình ra quyết định trong việc phát triển và đánh giá các cơ hội kinh doanh mới mà mình có thể nắm bắt.
Chương trình MBA
Chương trình MBA học trong 2 năm, với các bộ môn bao gồm các phân môn như sau:
Năm 1
Chương trình của năm 1 bao gồm một loạt các bộ môn được thiết kế để giới thiệu cho sinh viên các nguyên tắc phân tích và những lĩnh vực chức năng của việc quản lý. Những bộ môn này thể hiện một khối lượng kiến thức và các công cụ quyết định trong kinh tế, khoa học về thói quen và việc phân tích định lượng mà bất kỳ người quản lý chuyên nghiệp nào cũng cần phải có.
Chương trình cũng bao gồm những vấn đề quản lý tổng quát giới thiệu cho sinh viên những chức năng quản lý, bao gồm cả tài chính, tiếp thị, điều hành và những nhân tố về con người trong quản lý và tổ chức. Sau hết, chương trình của năm 1 khảo sát vấn đề tương tác giữa người quản lý với kinh tế, chính trị, và các lực lượng xã hội, là những yếu tố có tác dụng hình thành và hạn chế những quyết định trong quản lý.
Các bộ môn:
Các môn về Tài chính bao gồm Thị trường Vốn, Tài chính Công ty và Kinh tế học.
Môn về Công nghệ Thông tin và Quản lý Vận hành có Phân tích Số liệu trên Cơ sở Vi tính và Mô hình Toán học cho Kinh doanh.
Các môn về Quản lý bao gồm Chính sách Kinh doanh/Đạo đức Kinh doanh, Thói quen Tổ chức, Dẫn luận về Thực hành Quản lý, Giao tiếp Kinh doanh.
Bộ môn về Tiếp thị có Quản lý Tiếp thị.
Các môn về Kế toán và Thuế có Kế toán Tài chính, Kế toán Quản lý.
Bộ môn về Luật Kinh doanh Quốc tế có môn Dẫn luận về Luật Kinh doanh Quốc tế.
Năm 2
Trong năm 2, sinh viên sẽ chọn các môn nhiệm ý phù hợp với sở thích và mục tiêu của mình nhất. Sinh viên cũng sẽ chọn một hai lĩnh vực tập trung và chọn các môn nhiệm ý theo các lĩnh vực đó. Trong năm này sinh viên cũng sẽ chọn một đề án nghiên cứu về một vấn đề trong quản lý.
Tất cả các môn trong chương trình Cao học Quản lý Thương mại Điện tử cũng sẽ được mở đối với sinh viên năm 2 của chương trình MBA. Để hoàn chỉnh thêm chương trình MBA, một số môn của khoa Quan hệ Quốc tế cũng được sử dụng làm môn nhiệm ý cho chương trình này.
Bộ môn bắt buộc: Quản lý Quốc tế. Sinh viên sẽ làm đề tài nghiên cứu theo bộ môn này.
Các bộ môn nhiệm ý:
Các môn về Tài chính bao gồm Dự báo Kinh doanh, Thị trường An toàn về Nợ, Kỹ thuật Tài chính và Quản lý Rủi ro, Quản lý Tài chính, Tài chính Quốc tế, Thị trường An toàn Nhật Bản, Tiền và Ngân hàng ở Nhật, Quản lý Danh mục Vốn Đầu tư.
Các môn về Công nghệ Quốc tế và Quản lý Các Hoạt động bao gồm Thiết kế Cơ sở Dữ liệu và Chiến lược Quản lý, Hậu cần Kinh doanh Toàn cầu, Chiến lược Công nghệ Thông tin và Hoạch định Chính sách, Các Hoạt động và Quản lý Dây chuyền Cung ứng, Quản lý các Hoạt động, Hệ thống Kinh doanh được Hỗ trợ bởi Web.
Các môn về Quản lý bao gồm Chiến lược ở Tầm mức Công ty, Quản lý Tổng quát, Chiến lược Toàn cầu hóa trong Công nghiệp Dịch vụ, Quản lý Nguồn Nhân lực, Quản lý Kinh doanh Quốc tế, Ra Quyết định kiểu Mỹ (tour du học tại Washington D.C).
Các môn về Tiếp thị bao gồm Quản lý Nhãn hiệu, Tiếp thị các Dịch vụ Tài chính, Truyền thông Tiếp thị, Tiếp thị tại Nhật, Nghiên cứu Tiếp thị, Phát triển các Sản phẩm mới, Giá cả và Việc Xúc tiến Bán hàng, Tiếp thị Công nghệ.
Các môn về Kế toán và Thuế bao gồm Kế toán Tài chính Cấp cao, Phân tích Chứng từ Tài chính, Những Cơ sở của Thuế Quốc tế Kế toán Quốc tế, Hệ thống Kiểm soát Quản lý.
Các môn về Luật Kinh doanh Quốc tế bao gồm Luật Sở hữu Trí tuệ trong Quản lý Kinh doanh Quốc tế, Dẫn luận về Các Luật Chi phối việc Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài, Luật và Đầu tư ở Trung Quốc, Luật và Đầu tư ở Nhật Bản, Tiếp thị và Các Kỹ thuật Giới thiệu về Kinh doanh Toàn cầu.
· Khoa Quan hệ Quốc tế
Chương trình của Khoa Quan hệ Quốc tế có mục tiêu cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về một môi trường quốc tế đang chuyển biến một cách nhanh chóng và những tác động lên vùng châu Á Thái Bình Dương.
Sinh viên sẽ được giới thiệu về những khuynh hướng chính trị và kinh tế đương thời và được trang bị những kỹ năng phân tích và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho sự nghiệp trong tương lai của họ.
Chương trình Cao học về Quan hệ Quốc tế có các bộ môn như sau:
Bộ môn chính
Dẫn luận về Quan hệ Quốc tế
Mục tiêu của môn này là giới thiệu cho sinh viên những cách tiếp cận khác nhau đối với những viễn cảnh về các mối quan hệ quốc tế để mỗi sinh viên có thể phát triển ý kiến riêng của mình đối với chủ đề. Môn này được chia thành 3 phần. Phần thứ nhất khảo sát về lý thuyết quan hệ quốc tế. Phần thứ hai phân tích hàng loạt các vấn đề xác đáng, cụ thể và thực tiễn về quốc tế như kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị, nhân quyền, những trào lưu quốc tế của con người (nhập cư, tỵ nạn), những trào lưu quốc tế về tiền và hàng, những vấn đề về môi trường thế giới và việc trao đổi văn hóa thế giới. Trong phần thứ ba, là phần nghiên cứu điển hình, chính sách đối ngoái của Úc sẽ được đưa ra phân tích.
Các Hội thảo Nâng cao
Các Hội thảo Nâng cao I, II và III
Sinh viên sẽ vào các cuộc hội thảo nâng cao sau khi kết thúc học kỳ 2. Những hội thảo này nhằm mục đích cung cấp những hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình làm đề án, tiến hành các cuộc nghiên cứu, và phát triển lối lập luận loo gíc và nhất quán.
Các môn Nhiệm ý
Chính trị Quốc tế
Lịch sử Quan hệ Quốc tế
Môn học này khảo sát các mặt của lịch sử quan hệ quốc tế sự vận hành và tính hiệu quả của các hệ thống lãnh đạo, sự cân bằng các quyền lực, sự đối đầu của các ý thức hệ, sự xung đột giữa các nền văn minh, sự chuyển biến của các nền văn hóa và sự ra đời của các cộng đồng văn hóa-lịch sử.
Chính trị Thế giới
Mục đích cung cấp cho sinh viên một nền tảng khái niệm về chính trị thế giới cũng như những vấn đề chính về an ninh thế giới.
Các Tổ chức Quốc tế
Môn học sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về Liên Hiệp Quốc, về khối EU.
Kinh tế chính trị Thế giới
Trong môn này sinh viên sẽ học một cách hệ thống về các mối quan hệ quốc tế và kinh tế chính trị thế giới. Môn học sẽ đặc biệt chú ý đến các quan niệm tự do, bảo thủ và cấp tiến trong quan hệ quốc tế. Môn này cũng bàn đến những vấn đề xoay quanh việc tái phân phối sự sung túc và ảnh hưởng trong hệ thống chính trị và kinh tế của thế giới đương đại.
Kinh tế & Xã hội So sánh
Mục tiêu của môn này là giới thiệu cho sinh viên những ý tưởng khác nhau của truyền thống dân chủ tự do và các đối thủ của nó để sinh viên có thể phát triển hiểu biết riêng của mình về những mô hình khác biệt và phức tạp đã làm thành đặc điểm của các quyết định cấp quốc gia.
Kinh tế quốc tế
Kinh tế chính trị của Năng lượng và Môi trường
Môn học này phân tích sự phát triển lịch sử toàn cầu của ngành công nghiệp dầu và khí thiên nhiên, mối quan hệ giữa các tổ chức OPEC/OAPEC và các nước nhập khẩu dầu, cuộc khủng hoảng dầu thứ nhất và thứ hai và tình trạng dư thừa dầu gần đây.
Kinh tế Vĩ mô Quốc tế
Môn này khảo sát các quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích cơ cấu kinh tế quốc gia của một số nước vùng Thái Bình Dương. Ngoài ra môn học cũng nghiên cứu về tác động của các chính sách tài chính đối với những nền kinh tế này.
Văn hóa và Xã hội So sánh
Chủ nghĩa Địa phương, Văn hoá và Xã hội
Môn học này khảo sát sự quan trọng của chủ nghĩa địa phương trong thời đại toàn cầu hóa. Trong tình hình hiện nay, việc đánh giá lại và phục hồi những giá trị truyền thống của từng địa phương khác nhau là không thể thiếu được trong việc tìm kiếm sự phát triển thực sự.
Nước Nhật Hiện đại, 1825 - 1955: Sự theo đuổi Quyền lực
Môn này giới thiệu những nét chính về chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa trong việc hiện đại hóa nước Nhật. Trong đó có phân tích về quá trình theo đuổi quyền lực trong lịch sử Nhật Bản. Ngày nay sự việc cũng được lập lại, nhưng chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế.
Khu vực và Các Quốc gia
Á châu và Nhật Bản trong thời kỳ Trước Chiến tranh
Môn học này khảo sát về chính trị quốc tế ở Đông và Đông Nam châu Á trong thời kỳ thực dân, kéo dài đến giữa thế kỷ 19 cho đến Hội nghị Hòa bình Versailles vào cuối Thế chiến thứ II.
Mối Quan hệ Quốc tế của Châu Á Thái Bình Dương
Khảo sát về các khuynh hướng và sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế của Châu Á Thái Bình Dương. Môn học cũng nghiên cứu về các cơ quan địa phương như APEC.
Nền Kinh tế Chính trị Quốt tế của Châu Á Thái Bình Dương
Môn học đặt trọng tâm vào những vấn đề đã được chọn lọc về nền kinh tế chính trị của khu vực Châu Á Thái Bình Dương đương đại.
OPEC và Sự Phát triến Kinh tế
Môn học phân tích sự phát triển kinh tế và các vấn đề chính trị xã hội liên quan của các nước xuất khẩu dầu mỏ, tập trung vào các thành viên của OPEC.
Việc Cai quản và Phát triển của ASEAN
Khảo sát mối quan hệ giữa cai quản và phát triển ở Đông Nam Á. Môn học xem xét đến cơ cấu cai quản của các thành viên chính của ASEAN, các nước đã thành công trong việc phục hồi sau cuộc khủng hoảng 1997- 1998.
Xã hội và Văn hoá trong Thế giới Hồi giáo
Môn học này xác định các khái niệm trọng tâm quan trọng cho việc hiểu được thế giới Hồi giáo. Nó cũng đề cập đến một số vấn đề cơ bản của xã hội Hồi giáo hiện đại.
Chính trị Hậu chiến của Nhật và Chính sách Đối ngoại
Sinh viên sẽ được đọc một số sách bằng tiếng Anh về chủ đề này.
Văn hoá Chính trị Nhật Bản và Chính sách Đối ngoại
Môn học phân tích về văn hóa chính trị Nhật Bản và những yếu tố tác động đến các mối quan hệ thời hậu chiến.
Kinh tế Nhật Bản thời Hậu chiến
Nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến từ cả cách nhìn lịch sử lẫn cách nhìn kinh nghiệm. Môn học tập trung vào những nhân tố giúp kinh tế Nhật Bản phát triển.
Chính trị Nhật Bản Đương đại
Môn học sẽ giới thiệu cho sinh viên một cách tổng quát về hệ thống chính trị của Nhật Bản. Nội dung bao gồm cả những nguyên tắc về văn hóa chính trị và các thể chế chính trị.
Tài chính và Việc Quản trị của Nhật Bản
Môn học này phân tích về hệ thống tài chính và quản trị của Nhật Bản. Trong môn học, vai trò của chính quyền trung ương và địa phương, dòng chảy của đồng tiền qua thuế, hệ thống thuế địa phương cũng sẽ được bàn đến.
Địa chỉ của Trường:
Yamato-machi, Minami Uonuma-gun
Niigata 949-7277 JAPAN
Tel: +81 25 779-1111
Fax: +81 25 779-4441