Tài liệu: Nhật Bản - Những nét văn hóa đặc sắc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Có lẽ tạo hóa đã mang lại cho Nhật Bản một điều không thề phủ nhận: người Nhật là sự hòa trộn của các tộc người khác nhau từ thời tiền sử.
Nhật Bản - Những nét văn hóa đặc sắc

Nội dung

Những nét văn hóa đặc sắc

Có lẽ tạo hóa đã mang lại cho Nhật Bản một điều không thề phủ nhận: người Nhật là sự hòa trộn của các tộc người khác nhau từ thời tiền sử. Những tài năng nghệ thuật của người Nhật sau này cũng bắt nguồn từ quá khứ xa xưa.

Hàng ngàn năm về thước, nền văn hóa thời đại đồ đá mới (hưởng ứng với hai nền văn hóa của Nhật Bản là Jomon và Yayoi) đã đạt tới một trình độ khá cao mà nhiều học giả Nhật Bản đã khẳng định rằng đó là một trong những nền văn hóa thời đại đồ đá mới phát triển nhất trên thế giới về mặt kĩ năng chế tạo vũ khí và công cụ, tính độc đáo trong hoa văn và trang trí đồ gốm.

Vào cuối thế kỉ thứ III, do ảnh hưởng của Triều Tiên, người Nhật bắt đầu xây mồ mả bằng đất để chôn cất các tộc trương với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, những lăng mộ này không giống một chút nào với các lăng mộ ở Triều Tiên hay Trung Quốc.

Từ thế kỉ thứ VI, ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa vào Nhật Bản ngày càng rõ. Việc truyền bá đạo Phật trong thời kì này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản.

Chùa Horyu ở Nara được xây cất năm 607 là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất thế giới hiện nay còn được bảo tồn. Cũng ở Nara, một thương khố gọi là Shosoin được xây cất bằng gỗ từ thế kỉ thứ VIII là nơi lưu trữ các bảo vật, kinh kệ, tác phẩm mỹ thuật trong 12 thế kỉ qua.

Vào thời Nara (710 - 794) và Heian (794 - 1185) là thời kì cực thịnh của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, trong đó có chữ viết (chữ Hán), thể chế chính trị, Phật giáo, Khổng giáo, kiến trúc, nông nghiệp, giao thông, v.v... Song, bao giờ người Nhật cũng sửa đổi một cách uyển chuyển cho phù hợp với hoàn cảnh của nước mình. Hai cuốn lịch sử đầu tiên của Nhật Bản do tác giả người Nhật biên soạn là Kojiki (712) và Nihon Shoki (720). Vào thời gian này, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật sáng chế ra loại chữ mới Kana để diễn tả tiếng nói của người Nhật. Nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng được lưu truyền cho hậu thế như bộ: Vạn diệp tập gồm 5 nghìn bài thơ ca, hò vè chọn lọc. Hoặc như: Truyện kể Genji hay Makura no soshi (cuốn sách gối đầu). Tuy nhiên, văn hóa của thời kì này vẫn là thứ văn hóa xa hoa, mĩ lệ của giới quý tộc chuyên quyền. Nó chỉ mang đầy đủ những yếu tố bình dân thể hiện sự sáng tạo của quảng đại quần chúng khi giai cấp võ sĩ lên cầm quyền kể từ Mạc Phủ Kamakura được thiết lập (1185). Đặc biệt nền văn hóa Muromachi (1338 - 1573) đã để lại cho Nhật Bản những di sản quý giá nhất. Chùa Vàng (Kinkaku) và chùa Bạc (Ginkaku) ở Tokyo lộng lẫy và tráng lệ. Những bức tranh thủy mặc của Sesshu (1420 - 1506) đạt đến mức độ hoàn hảo. Kịch No (Nô) là lối hát tuồng độc đáo của Nhật Bản. Nghệ thuật cắm hoa, trà đạo, đình viên tiếp thu từ Trung Quốc mà bây giờ không ai có thể phủ nhận rằng nó đang là một trong những nghệ thuật điển hình đậm màu sắc của dân tộc Nhật Bản.

Cũng vào thời kì này, súng ống được người Bồ Đào Nha truyền vào Nhật Bản đã làm biến đổi dần cục diện chiến trường, nhưng đặc biệt là thúc đẩy nghệ thuật kiến trúc thành lũy phát triển. Hầu hết các thành còn tồn tại ở Nhật Bản đã được xây cất vào thời kì này, trong đó điển hình là thành Himeji.

Vào giai đoạn bế quan tỏa cảng của thời Edo, đời sống tư tưởng của người Nhật cũng rất đa dạng và mang nhiều sức sống. Ngoài văn hóa của tầng lớp võ sĩ là văn hóa của Chonin- giai cấp thấp nhất trong xã hội, nhưng họ trở thành người sáng tạo chủ yếu của văn hóa thời Tokugawa. Những tranh khắc gỗ, thơ Haiku (Hài cu), tuồng Kabuchi (ca vũ kĩ), v.v... là sản phẩm nghệ thuật của giai cấp này. Bên cạnh Nho học phổ biến, những tư tưởng Quốc học, Lan học, Khai quốc cũng có ảnh hưởng rất rộng. Các lĩnh vực khoa học như số học cũng được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát đạt của hệ thống thương nghiệp.

Từ Minh Trị Duy Tân (1868), nền văn minh Âu Mỹ tràn vào Nhật Bản. Có thể nói rằng toàn bộ những gì tinh túy của văn hóa phương Tây, người Nhật đã học được tất cả. Những tác phẩm văn học nghệ thuật, mĩ thuật, hội họa, kịch hát theo các trường phái phương Tây xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng trước hết là sự biến dạng của các đô thị lớn. Nhiều tòa nhà xây theo kiểu kiến trúc phương Tây đã mọc lên. Người ta ăn mặc theo kiểu Âu, đội mũ, đi giày da, đàn ông cắt tóc ngắn, tập ăn thịt bò, ăn bánh mì, uống sữa và uống bia, v.v... Ngày tuyến đường sắt đầu tiên nối Tokyo với Yokohama được khánh thành. Hôm ấy, Thiên Hoàng Minh Trị mới cởi giày để dưới sân ga bước lên sàn tàu như thói quen khi bước lên thềm nhà. Sau 57 phút hành trình trên quãng đường dài 30 cây số, triều đình và chính phủ hoan hỉ bước xuống tàu trước sự đón tiếp long trọng của quần chúng. Song mọi người đều bị bối lối, lúng túng bởi tất cả giày đã để lại trong sân ga Tokyo.

Từ buổi đầu bỡ ngỡ ấy đến nay, nước Nhật đã tiến được những bước phi thường. Đó là nền khoa học, kĩ thuật, công nghệ trên xứ sở Hoa anh đào làm cho thế giới nghiêng mình khâm phục.

Ngày nay, Nhật Bản là quốc gia có nền khoa học, kĩ thuật cao và hùng mạnh thuộc hàng bậc nhất thế giới. Lĩnh vực đổi mới công nghệ trên đất nước này có thể tính bằng ngày, bằng tháng. Vì thế, Nhật Bản cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới có ủy ban quốc gia về điều khiển tự động. Ở cấp thấp hơn thì có các viện, trung tâm, các tập đoàn, công ty cũng có các trung tâm, phòng, labo chuyên nghiên cứu thay đổi mẫu mã mặt hàng, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên – nhiên - vật liệu, đặc biệt là hiện đại hóa quy trình sản xuất.

Khoa học công nghệ ở Nhật Bản phát triển mạnh trong nền sản xuất và được thị trường hóa đến mức tối đa. Hiện nay, ở Nhật Bản có rất nhiều người máy, đây là kết quả của việc Phát triển cơ khí chính xác kết hợp với công nghiệp điện tử. Người máy làm việc trong nhiều lĩnh vực phục vụ dịch vụ và cả trong các ngành công nghiệp nặng, nhẹ.

Vào năm 1961, hãng Gennơrôn Môtô (Mỹ) chế tạo người máy công nghiệp đầu tiên của thế giới để thực hiện công việc phun sơn ô tô, xe máy. Thành tựu này ở Nhật Bản mãi đến năm 1967 mới đạt được. Song, rất nhanh chóng, đất nước này đã trở thành nước hàng đầu thế giới trọng lĩnh vực sản xuất và sử dụng rôbốt, trước cả Thụy Điển, Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Italia. Người máy phát triển nên công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy ở đây hoàn toàn tự động hóa.

Năm 1950, trường Đại học Công nghệ Massachusette của Nhật Bản đã giới thiệu các dữ liệu dưới dạng hình ảnh và kí hiệu trên màn hình của máy tính. Kỹ thuật đồ họa máy tính tiếp tục phát triển ở Nhật Bản và từ năm 1960 được gọi là CAD. Nhờ nó mà công việc thiết kế kĩ thuật được rút ngắn thời gian hàng nghìn lần so với trước, độ chính xác cũng hầu như tuyệt đối.

Ngày nay, người Nhật Bản có quyền tự hào là người đi đầu thế giới trong lĩnh vực CAD, sau đó là CAM- dùng máy vi tính trong các hệ thống điều khiển các quá trình sản xuất tự động. Nhờ CAD, CAM mà kĩ thuật điện tử và các sản phẩm điện tử của Nhật Bản đi trước thời đại, hiện đứng đầu thế giới.

Các hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) ở Nhật Bản cũng phát triển nhanh, mạnh. Hệ thống này tạo ra khả năng tự động hóa điều hành một cách linh hoạt, năng suất cao thích hợp với nhu cầu thị trường đòi hỏi liên tục thay đổi mẫu mã.

Hoạt động khoa học công nghệ, tự động hóa ở Nhật Bản và ở cả cơ quan tư nhân gắn chặt với nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của nhà nước, hoặc của ngay bản thân hãng. Nguồn tài chính khoa học công nghệ chủ yếu do các hãng đầu tư Hệ thống nhà nước thông qua các chương trình dự án lớn của các Cục Khoa học Kỹ thuật cùng với Bộ Thương mại và công nghiệp Nhật Bản, có chính sách khuyến khích cho hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ tác động vào sản xuất cung cấp tài chính cho khoa học công nghệ, cho các tập đoàn và đất nước phát triển.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2916-02-633555993863770987/Van-hoa---phong-tuc/Nhung-net-van-hoa-dac...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận