Những chiếc đầu máy đi-ê-zen xuất biện từ khi nào?
Động cơ điêzen mạnh hơn động cơ hơi nước. Kể từ năm 1932, khi đầu máy xe lửa đầu tiên chạy động cơ đi-ê-zen được đưa vào sử dụng, động cơ này thay thế cho máy hơi nước trên rất nhiều tuyến đường sắt.
Động cơ đi-ê-zen (diesel) được kỹ sư Rudolf Diesel người Đức phát minh ra năm 1894. Đó là một động cơ đốt trong tiêu thụ ít chất đốt hơn những kiểu động cơ khác. Kể từ năm 1932, những tuyến đường sắt ở Đức bắt đầu được trang bị động cơ đi-ê-zen. Vào khoảng năm 1950, nó được trang bị cho hầu hết các tuyến đường sắt trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ.
Động cơ đi-ê-zen được nối với một máy phát điện sản xuất ra điện năng cần thiết để làm quay những bánh xe.
Những xe chạy động cơ đi-ê-zen có thể đạt đến vận tốc 200 km/giờ. Động cơ đi-ê-zen vẫn còn tồn tại trên những tuyến đường sắt Bắc Mỹ và châu Á. Nhưng những con tầu chạy nhanh nhất hiện nay là tẩu chạy điện, tầu tuabin khí, tầu đệm khí và đệm từ trường. Chúng có thể đạt 330 km/giờ đối với tầu chạy điện và 550 km/giờ đối vời tầu chạy trên đệm từ trường. Tại Pháp, tầu TGV (tầu cao tốc) đã đạt kỷ lục vê vận tốc 380 km/giờ từ gần một thập kỷ nay.