Quần thể Acropole
Lần lưowjt ra đời trong các thế kir VIII - VI trước Công nguyên và tồn tại đến nửa sau thế kir IV trước Công nguyên, nhà nwowcs của các thành bang Hy Lạp cổ đại, trong đó nổi bật nhất là thành bang Aten, đạt đến mức phát triển cực thịnh của nó trong khoảng thời gian từ năm 480 đến năm 399 trước Công nguyên, nghĩa là gần trọn thế kỉ V.
Được gọi là ''thế kỉ Périclès'', thế kỉ V chứng kiến sự bùng nổ của một nền nghệ thuật thuộc vào loại đặc sắc nhất trên thế giới. Nhân dân Hy Lạp và nhân dân thành bang Aten, hân hoan sau những chiến thắng rực rỡ trước người Ba Tư (trong nửa đầu thế kỉ V), đã tỏ lòng biết ơn các vị thần phù trợ họ, bằng cách dựng nên rất nhiều đền thờ có giá trị nghệ thuật rất cao. Các nghệ nhân và những nhà kiến trúc tài ba đã dồn mọi tâm sức và tình cảm vào tác phẩm của mình. Nhờ đó, họ đã tạo nên những tuyệt tác mà đến cả hơn 2.000 năm sau vẫn được nhân loại thuộc mọi nền văn minh rất khác nhau - cả Đông lẫn Tây - trầm trồ thán phục và coi là mẫu mực để học tập.
Trong số nhiều đền thờ ra đời trong thế kỉ V trên lãnh thổ các thành bang Hy Lạp, nổi tiếng nhất là quần thể Acropole (H.49).
Acropole vốn là danh từ chung dùng để chỉ những quần thể công trình đền đài, tường thành được xây dựng trên những khu vực đồi đá, cao trội lên so với vùng đất bằng phẳng chung quanh. Những quần thể được dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo.
Dân cư các thành bang Hy Lạp thường tụ tập về sinh sống dưới chân Acropole. Do quần thể Aten của thành bang Aten là đẹp nhất và thành bang này cũng là thành bang mạnh nhất, giàu có nhất mà về sau danh từ Acropole với chữ ''A'' được biến thành danh từ riêng dùng để chỉ quần thể Acropole ở Aten.
Hình 50: Ba công trình kiến trúc nổi tiếng
Trên quần thể Acropole
- Parthénon
- Athéna Nike
- Erechthéion
Quần thể Acropole nguyên đã được xây dựng từ trước thế kỉ V, nhưng đã bị người Ba Tư tàn phá nặng nề. Sau khi thắng lợi, Périclès, chính khách nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại và là người trực tiếp lãnh đạo thành bang Aten trong khoảng thời gian từ năm 443 đến năm 429, đã quyết định xây dựng Aten thành một thành bang đẹp nhất, xứng đáng với vị thế của nó trong thế giới Hy Lạp thời đó.
Nằm trên vùng đất thô cao có kích thước 300m x 130m và cao 70m so với khu vực xung quanh, quần thể Acropole được xây dựng trong suốt nửa sau thế kỉ V. Theo sơ đồ được phục chế, quần thể Acropole mới xây đã thay đổi hoàn toàn: khu thành cổ đã trở thành một vòng thành thiêng liêng, gồm nhiều đài tưởng niệm và tượng tôn vinh nữ thần Aten và các vị anh hùng thời cổ. Từ chân đồi, một con đường dốc nằm ở phía tây hình chữ chi (Z) sẽ đưa du khách lên trên. Trong lúc trèo lên, du khách sẽ đi ngang qua một công trình bằng đá cẩm thạch nam trên một mô đất nhô cao hẳn lên trông như pháo đài : đó là đền Athéna Nike, tức ''nữ thần Chiến Thắng không có cánh'', vì trong điện có đặt tượng một nữ thần như vậy. (H51, 52).
Cuối đường hình chữ chi là một cổng chào đồ sộ mang tên Propylées. Cổng được họa sĩ Poygnte cùn thờ với nhà điêu khắc lừng danh phidias, trang trí bằng những bức họa rất đẹp, nhưng nay rất tiếc không còn gì. Cổng còn là cửa ngõ của “con đường thiêng liêng”. Dọc theo con đường này là tấm phù điêu miêu tả đám rước Panathénées (H.53) diễn ra bốn năm một lần. Lễ kéo dài suốt tám ngày: có các cuộc tranh tài thể thao, âm nhạc, đua ngựa, đua xe và cuối cùng là đám rước. Đám rước được khởi hành từ sáng sớm, dẫn đầu là các vị chức sắc và giáo sĩ, kế đó là đại biểu các thành bang liên minh rồi đến lượt các công dân tự do, sau rốt là các kị sĩ. “Con đường thiêng liêng” băng ngang qua mặt bằng Acropole. Tại đây nhà điêu khắc Phidias đã dựng lên pho tượng nữ thần Athéna chiến đấu, được trang bị đầy đủ vũ khí. Có vẻ như nữ thần đang ra sức che chở toàn bộ thành bang Aten nằm trải dài dưới chân đồi. Tượng cao đến mức các thủy thủ khi vượt qua mũi Sounion đã nhìn thấy từ xa chóp nhọn của mũ nữ thần lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Việc xây dựng toàn bộ Acropole kéo dài khoảng 20 năm, từ năm 450 đến khoảng năm 430, dưới sự chỉ huy của nhà điêu khắc Phidias, bạn của Périclès. Trong số những công trình nghệ thuật có mặt ở Acropole, chiếm vị trí nổi bật là 3 đền : Athéna Nike, Erechthéion và Parthénon. Để có thể cảm nhận được giá trị nghệ thuật của 3 đền này, trước tiên cần hiểu qua vị trí của đền trong sinh hoạt tâm linh của người Hy Lạp và nghệ thuật kiến trúc của họ.
Trong các loại công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ đại, đền thờ được dành cho vị thế ưu ái nhất. Chúng là những công trình đẹp nhất, là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Đền thờ Hy Lạp không giống các nhà thờ Công giáo, cũng không giống các Phật giáo Cập cổ đại, và càng không giống các giáo đường Hồi giáo hoặc chùa chiền.
Đền thờ Hy Lạp có kích thước nhỏ, vì chúng chỉ dùng làm nơi đặt tượng và chứa của cải của đền, chúng không phải là nơi tiếp rước các tín đồ đến hành lễ.
Không giống với thần linh của những dân tộc khác thời cổ đại, các vị thần của người Hy Lạp không phải là những nhân vật thần bí và không thể nhận dạng được. Các vị thần Hy Lạp cũng có hình thể bên ngoài, những tình cảm, nếp sinh hoạt và tư duy như con người trần tục. Họ chỉ khác ở điểm là mạnh mẽ và bất tử. Điều này giải thích tại sao kích thước của các đền Hy Lạp lại không làm cho con người cảm thấy mình vô nghĩa như khi ở trong giáo đường Gôtích, hoặc khi đứng trước các kim tự tháp Ai Cập cổ đại.
Các đền thờ ở Acropole không nằm ngoài thông lệ. Chúng có kích thước nhỏ, không cao, không khác nhau lắm về kiểu thức xây dựng. Nỗ lực sáng tạo của các nhà xây dựng nằm ở chỗ tìm kiếm sự cân đối, hài hòa chung và sự hoàn thiện ở những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của các đền thờ Hy Lạp cổ đại nói chung, ở Acropole nói riêng. Đập ngay vào mắt khách tham quan từ xa là vẻ cân xứng, hài hòa đến mức lí tưởng của công trình, là dáng vẻ nổi bật của công trình trên nền trời trong xanh của vùng biển Địa Trung Hải. Khi lại gần điều thu hút ngay sự chú ý của khách tham quan không phải là dáng vẻ đồ sộ, uy nghi, hay những tác phẩm trang trí đẹp đẽ gắn liền với công trình, mà chính là hàng cột của đền.
Thật vậy, khác với công trình kiến trúc của những loại hình nghệ thuật khác, cột chiếm vị trí quan trọng trong cách xây dựng đền thờ Hy Lạp. Có hai loại cột:
- Cột dorique có bố cục đơn giản tạo cho nó một hình dáng uy nghi, dáng vẻ có phần trầm tĩnh và vững chãi. (H54)
Hình 54: Cột dorique
- Cột ionique có vẻ ngoài mảnh dẻ và kiêu hãnh hơn. Nó có thêm phần đế cột ở phía dưới và đầu cột hình đệm nhỏ phía trên với những hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào hai phía trông rất lịch sự. (H55)
Hình 55: Cột ionique
Phù hợp với nếp sống của người Hy Lạp là tận hưởng bầu không khí trong lành, ánh sáng chói chang, thiên nhiên hùng vĩ, bầu trời luôn trong xanh của vùng biển Địa Trung Hải, đền thờ Hy Lạp là một công trình kiến trúc mở để lúc nào cũng tràn ngập không khí và ánh sáng. Nó không phải là những công trình đóng kín, giống như nơi hành lễ của những vị thầy tu hay phù thủy. Yêu cầu này được thỏa mãn bằng cách sắp xếp các dãy cột thành những đường viền ngoài của công trình, thành những hành lang có cột một hàng hay hai hàng. Cách sắp xếp bàng cột như vậy là hoàn toàn khác so với các công trình kiến trúc của Ai Cập cổ đại, vốn chỉ có những công trình kiến trúc có cột trong nội thất. Chúng to lớn, nặng nề, và dùng để đỡ mái; Phần tiếp xúc với bên ngoài chỉ là những bức tường dày và đặc.
Vào cuối thế kỉ V, còn xuất hiện loại cột thứ ba có tên là cột corinthien (H56). Thực ra, đây chỉ là biến tướng của cột ionique: đầu cột có những đường xoắn ốc được thay bằng đầu cột trang trí bằng lá ôrô (một loại cây phổ biến ở Hy Lạp) trông giống như một cái giỏ được bện bằng lá.
Hình 56: Cột corinthien.
Về mặt cấu trúc, đền Hy Lạp có hình chữ nhật. Trên hai cạnh đài, hai mái dốc của nóc nằm gác trên một dải băng bằng dá được gọi là diềm ngang (corniche), trong khi ở mặt trước và mặt sau, tức ở hai cạnh ngắn, hai mái đã để lại giữa chúng và corniche một khoảng trống hình tam giác được gọi là fronton (diềm mái hình tam giác). Dưới corniche, chạy vòng quanh đền là hai hàng đan lớn: phía trên là băng ngang (frise), phía dưới là dầm ngang (architrave). Coruiche, fronton và architrave được đỡ bởi hàng cột thường chạy quanh đền.
Với kết cấu trên, đền hiện ra trước mắt khách tham quan với nhưng đương nét đơn giản nhưng hài hòa và nhất là không lẫn vào không gian chung quanh.
Đền Erechthéion
Trước tiên, chúng tôi xin giới thiệu đền Erechthéion. Đây là đền xây theo phương thức dùng cột ionique. Nó được xây dựng chậm hơn Parthénon ít lâu (khởi công năm 421 và hoàn thành năm 406 trước Công nguyên).
Do nằm trên phần đất có địa hình phức tạp, cao thấp khác nhau, có chỗ chênh nhau đến 3m. Việc xây dựng đền Erechthéion đã đòi hỏi ở kiến trúc sư Phioclès một giải pháp không bình thường về tổ chức mặt bằng hình khối của công trình.
Mặt bằng của Erechthéion gồm: một gian thờ nữ thần Athéna với 6 cột iônique ở cửa vào (đặt ở phía đông), một gian thờ thần Poseidon và một gian thờ Erechthé. Cả 8 phần này họp thành một hình chữ nhật kích thước 11,5m x 28,5m. Ngoài ra, còn có một sảnh vào ở phía bắc đến và một khán đài ở phía nam. Chính hai yếu tố này làm cho toàn bộ nền trở nên không đối xứng.
Tương truyền rằng nơi tọa lạc của đền Erechthéion có phần mộ của 3 vị thần được tôn trọng nhất : poseidon, Athéna và vị vua truyền thuyết Erechthé. Có chiếc giếng thần hình thành bởi mũi chĩa ba đâm xuống trong cuộc đọ sức giữa Athéna - Proseidon.
Đền Erechthéion còn được gọi là ''Khán đài của các nữ Caryatide''. Khán đài được sắp đặt để hình thành một quãng không gian trống, gây ấn tượng tương phản với mặt tường phía sau bằng đá của ngôi đền. Khán đài còn là một kiểu kiến trúc rất độc đáo: các hàng cột chống được thay bằng tượng của 6 cô gái. Theo lời truyền tụng, nguyên mẫu của các pho tượng này là các thiếu nữ xinh đẹp của thị trấn Carya trong miền Peloponèse. Đó là lí do tại sao khán đài lại có tên như vậy (H.58).
Trong xiêm áo kiểu ionique, thân thể cân đối, chân hơi cong về phía trước để đỡ sức nặng của công trình, những cô gái của thị trấn Carya này có khuôn mặt sáng và nhẹ nhõm, tóc tết thành bím dày và nặng. Để gây cảm giác nhẹ nhàng, phần mái ngay phía trên có chiều dày được dạt mỏng bớt; ngoài ra những nhà kiến trúc chi cho các cô gái đỡ một phần diềm ngang, chứ không thiết kế phần băng ngang phía trên theo thông thường.
Hình thức kiến trúc cột - tượng phụ nữ này được tiếp tục sử dụng nhiều trong những thời kì lịch sử sau đó.
Đền Parthénon
Được đánh giá là một nghệ thuật đẹp nhất, sáng kiến trúc sư Ichtinos, dưới sự giám sát chung của nhà điêu khắc Phidias và Péri- clès.
Được xây trên một mặt bằng hình chữ nhật có kích thước 31m x 70m, đền Parthénon được chia làm 3 phần : tiền sảnh, gian thờ (nơi đặt tượng nữ thần Athéna bằng ngà và vàng. Đây là một kiệt tác của nhà điêu khắc Phidias) và phòng để chứa châu báu.
Hình 59: Mô hình đền Parthénon.
Ichtinos đã chọn vật liệu xây dựng chính là đá hoa cương vùng Pentelique, màu trắng có điểm những hạt sắc. Để ghép các tảng đá lại với nhau, người ta không dùng vữa. Các khối đá được đẽo thật chính xác, sao cho mỗi viên được gắn nối thật khít khao với viên khác như thể là một. Loại đá hoa cương có bề mặt nguyên thủy lạnh và dịu, nhưng khi tiếp xúc với ánh nắng hay hơi ẩm, thì bề mặt của nó trở nên sáng hơn và ấm hơn. Như vậy, cẩm thạch trắng tự nó như cô chất xúc tác tự điều chỉnh để làm tăng thêm quá trình hòa hợp giữa công trình kiến trúc và môi trường tự nhiên chung quanh. Những cấu kiện đá được dùng để xây Parthénon còn được quét thêm một lớp sáp màu sáng bổ sung, nhằm làm tăng thêm vẻ sáng đẹp của mặt đá và bảo vệ đá khỏi bị oxy hóa. Loại vật liệu sáp này tan dần và ngấm vào mặt đá dưới tác động của nhiệt độ, không che lấp và giữ lại vẻ đẹp vốn có của đá hoa cương.
Nhằm làm nổi bật các chi tiết trang trí hay nhấn mạnh một số thành phần kết cấu chịu lực, những nhà kiến trúc đền Parthénon đã dùng nhiều màu rực rỡ bằng phương pháp khảm đồng xanh: màu sơn xanh tô lên diềm ngang và diềm mái, màu đỏ tô lên các mảnh vuông, còn màu vàng kim nhũ được dừng cho mái.
Không gian nội thất Parthénon phong phú, chú ý tổ hợp trục và nhấn mạnh vị trí của tượng thần. Điều này đạt được bằng cách đặt ở trong đền hai hàng cột dọc theo chiều dài và kết thúc bằng ba cột ở cuối phòng thờ theo chiếu ngang. Riêng phòng châu báu nằm ở phía tây dùng loại cột ionique, với mục đích làm mềm mại thêm hình tượng kiến trúc của công trình.
Về phần điêu khắc của đền, cho đến nay Phidias vẫn được coi là tác giả duy nhất. Nhưng nếu muốn thật chính xác, phải nói rằng ông là tác giả duy nhất còn để lại tên tuổi, vì theo con số thống kê (phù điêu và tượng tròn gồm tất cả 92 mảnh vuông được kiến tạo rất công phu, 200m băng ngang trang trí và 2 diềm mái tam giác rất lớn ở hai mặt chính của công trình), thì khối lượng công việc thật quá đồ sộ so với sức lực của một con người. Rõ ràng là Phidias đã nhận được sự cộng tác của nhiều nghệ sĩ điêu khắc khác. Riêng phần diềm mái, có thể nói chúng đích thực là các tác phẩm của mình ông.
Bức diềm mái phía đông mang chủ đề ''Sự tích ra đời của nữ thần Athéna'', tương truyền là nữ thần ra đời từ trán của thần Zeus, vị thần đứng đầu trong số các thần linh mà người Hy Lạp cổ tôn thờ. Bức phía tây mô tả “Cuộc chiến đấu giữa Athéna và Poseidon giành quyền bảo hộ miền Attic”. Đây là hai tác phẩm hoành tráng với những nét khắc và chạm trổ sinh động đến mức các bức tượng tuy được tạo tác bằng một chất liệu cứng rắn như đá, nhưng lại có những động thái mạnh mẽ, quyết liệt hoặc mềm dịu, linh hoạt như người thật ngoài đời. Quả thật, chúng đã đạt đến trình độ nghệ thuật bậc thầy, mà cho đến nay vẫn còn làm khách tham quan trầm trồ thán phục.
Trong hơn 2000 năm sau khi nhà nước Hy Lạp và Aten cổ đại tan rã, khu quần thể Acropole và đền Parthénon đã chịu đựng nhiều thiệt hại gây ra bởi những tác động của tự nhiên và bởi bàn tay con người.
Dưới thời đế chế Byzance, đền Parthénon cũng như đền Erechthéion đã thoát khỏi sự tàn phá - số phận chung của nhiều công trình kiến trúc trong thời kì tan rã của đế chế La Mã, nhờ được biến thành giáo đường Thiên chúa giáo. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Hy Lạp (1456), đền bị biến thành thánh đường Hồi giáo. Cho đến thời điểm này, đền nhìn chung vẫn còn nguyên. Nhưng sự may mắn đã thôi mỉm cười với nó, vì quân chiếm đóng bắt đầu xây thêm một số công trình cạnh đó. Việc làm này đã phá vỡ cấu trúc hài hòa và bố cục cân xứng của công trình. Chẳng hạn chung quanh đền người ta dựng lên một số tháp minaret tiêu biểu của đạo Hồi. Năm 1687, khi người Venicia (một thành thị tự trị của ý) bao vây Aten, quân Thổ đã biến Parthénon thành kho tiếp tế đạn dược cho lực lượng pháo binh của họ. Được trinh sát báo cho biết tin này, viên chỉ huy quân Venicia đã cho tập trung hỏa lực đại pháo của đạo quân ông ta vào đền. Một quả pháo đã rơi trúng nóc đền và làm kho thuốc súng chất trong đó nổ tung. Sức nổ đã làm ngôi đền bị đổ sụp mất phân nửa. Sau khi chiếm được Aten, quân Venicia đã tìm cách cướp đoạt các pho tượng của phần diềm mái hình tam giác đều (fronton), nhưng đã lỡ tay làm rơi xuống đất khiến chúng bị gãy vỡ cả. Năm 1800 Lord Elgin, đại sứ Anh ở Thổ, được phép chở về Viện bảo tàng Anh một phần các pho tượng của đền, với lí do là ở đó chúng sẽ được bảo vệ an toàn hơn so với ở Aten. Bắt chước Anh, một số nước khác cũng đã, dưới danh nghĩa bảo vệ di sản văn hóa nhân loại, tìm cách tước đoạt một số di vật của đền, ít lâu sau đó, trong cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hy Lạp (1821- 1830), Acropole bị bắn phá hai lần. Đền Erechthéion bị phá hủy phần lớn.
Chỉ trong vòng 100 năm trở lại đây, người ta mới cố gắng trả lại cho Acropole bộ mặt ban đầu đáng ca ngợi của nó. Nhiều phương pháp khoa học và kĩ thuật hiện đại đã được dùng vào công việc này. Nhiều nhà khảo cổ học và kiến trúc sư đã có những đóng góp đáng kể, trong đó có bức ảnh quý được một nhà khảo cổ chụp vào những năm 1851 - 1852, mà người ta mới tìm lại được gần đây. Nó là một bằng chứng chân thật nhất giúp khôi phục nguyên trạng ban đầu của quần thể.
Hình 60: Các chi tiết trên cấu trúc mái của đền Parthénon
Khi nhận xét về những công trình kiến trúc trên đỉnh đồi Acropole, Karl Marx đã nói: ''Trong một chừng mực nào đấy, chúng giữ lại cho chúng ta cái giá trị về một tiêu chuẩn và một khuôn mẫu đã đạt đến đỉnh cao''.
Ngoài ra, còn có hai công trình tuyệt tác khác, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp, đó là đền Artemix và lăng mộ Halicarnasse. Nhưng cả hai đều đã bị hủy hoại hoàn toàn. Ngày nay, người ta chỉ có thể đưa ra những mô hình giả định về chúng mà thôi.