Rongorongo
Thời điểm: ?? – thế kỷ 19 sau CN
Địa điểm: đảo Easter
Ko hau rongorongo của chúng ta đã biến mất! Các biến cố sau này sẽ phá hủy những phiến đá thiêng liêng này mà chúng ta đang mang theo cùng chính mình và cũng là những gì chúng ta sẽ tạo dựng trên miền đất mới. Nam giới của nhiều sắc tộc khác sẽ canh giữ một ít những gì còn lại như các bảu vật vô giá, và tiếng maori của họ cũng không giúp ích gì cho họ đọc hiểu báu vật ấy. Ko hau motu mo rongorongo của chúng ta sẽ mất đi vĩnh viễn. Aue! Aue!
HOTU MATU’ A (NGƯỜI ĐỊNH CƯ ĐẦU TIÊN THEO TRUYỀN THUYẾT ĐẢO EASTER)
Đảo Easter (hay Rapa Nui như cư dân trên đảo thường gọi) là nơi có người ở xa nhất trên trái đất: hòn đảo lân cận gần nhất là đảo Pitcairn cách Easter 2250 km (1400 dặm) về phía đông nam. Đảo này cũng nhỏ, chiều dài tối đa 24 km (15 dặm). Một trong nhiều bí ẩn về đảo, kể cả các tượng đá bề thế và độc đáo (moai), là việc hòn đảo có chữ viết của riêng mình gọi là rongorongo - một từ có nghĩa ''thánh ca'' hay ''kể chuyện''. Bí ẩn, kỳ lạ đến mức rongorongo luôn là một lực hút vĩnh cửu đối với những người muốn trở thành nhà giải mã từ khi hòn đảo được người Châu Âu tìm thấy vào thập niên 1860.
Có 25 văn khắc rongorongo, khắc trên gỗ có lẽ bằng răng cá mập, xương chim hay mảnh đá vô chai vỡ, nằm rải rác từ Honolulu, Santiago đến các thủ đô Châu Âu, trên đảo không còn lại một phiến văn khắc. Hầu hết đều được đặt theo tên địa điểm hiện tại, chẳng hạn như phiến St Petersburg Lớn, nhưng một vài phiến đặt theo tiếng Rapa Nui, như Mamari (''trứng''), do có hình dáng giống quả trứng, hoặc đặt theo tên tiếng Pháp Echancrée (“khía hình V”), do hình dáng của phiến. Phần lớn văn khắc đều rất ngắn, nhưng lớn và dài nhất, phiến Santiago có khoảng 2300 chữ nằm trên một phiến gỗ 126 x 6,5 cm (50 x 2½ in), và một văn khắc thứ hai, Tahua, phiến gỗ làm từ gỗ sồi Châu Âu hay sồi Mỹ có khoảng 1825 chữ, đây là văn khắc trên phiến dài nhất.
Rongorongo bao nhiêu tuổi?
Khó ai có thể tin rằng văn khắc rongorongo được viết bằng một ngôn ngữ Polynesia có quan hệ với ngôn ngữ Rapa Nui ngày nay. Vấn đề là phải xác định ngôn ngữ đã thay đổi ra sao từ lúc viết văn khắc và dĩ nhiên phải liên hệ sự thay đổi này với văn khắc. Nhưng không ai đoán chắc rongorongo trong vai trò của một hệ thống chữ viết đã có bao nhiêu tuổi. Không một văn khắc nào được xác định niên đại. Có phải rongorongo được mang từ Polynesia đến đảo cách đây một thiên niên kỷ là, hay được nghĩ ra trên hòn đảo không hề có sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, hay có phải đây là sản phẩm từ các cuộc tiếp xúc với những du khách Châu Âu đầu tiên đến đảo trong thế kỷ 18? Ba khả năng có thể xảy ra này đều có một số chứng cứ. Nếu được phát minh độc lập trên đảo thì phải chứng minh, tạo thành chứng cứ thuyết phục khác thường về quan điểm có nguồn gốc xuất xứ, tương phản với một nguồn gốc xuất xứ của chữ viết vốn là vấn đề đang nhiều tranh luận.
Truyền thuyết truyền khẩu trên đảo được ghi lại trong thế kỷ 19, kể rằng có một người định cư đầu tiên, một Hotu Matu’a huyền thoại, người đã mang theo 67 phiến cùng với mình đến từ quê hương ở Polynesia. Nhưng chúng ta biết không có hệ thống chữ viết ở phần Châu Đại Dương còn lại có trước thời kỳ thực dân. Nếu chữ viết được phát minh trên đảo, thì chúng ta cho rằng phải tìm thấy chữ khắc trên đá, chẳng hạn như khắc trên các tượng đá moai khổng lồ hay trên vách đá mới đúng.
Các “Chữ ký” của cư dân đảo Easter trong một hiệp ước ký với Tây Ban Nha năm 1770.
Không có chứng cứ cho điều này, nhưng thuật khắc đá có nét tương đồng dễ nhận thấy với các ký hiệu rongorongo - mặc dù không phải là quy tắc trên các tượng đá moai khổng lồ. Tuy nhiên hoàn toàn có khả năng cho rằng thuật khắc đá đã có trước khi tiếp xúc với người Châu Âu, nhưng không ai trên đảo đã hình dung sử dụng chúng ra sao để thể hiện lời nói ngữ âm. Số du khách Châu Âu đầu tiên, năm 1722, không thấy chứng cứ nào của rongorongo, nhưng năm 1770, khi hai chiếc tàu Tây Ban Nha ghé đảo và khẳng định đây là hòn đảo của quốc vương Tây Ban Nha theo một nghi lễ quân sự, họ buộc người dân trên đảo phải “ký” một hiệp ước. Ít nhất có hai ký hiệu được sử dụng – “âm hộ” và “chim”- giống như thuật khắc đá thông thường, nhưng không giống chữ rongorongo. Có lẽ theo một số học giả chữ viết này được nghĩ ra khoảng sau năm 1770 sau khi người dân đảo nhìn thấy chữ viết Tây Ban Nha?
Cố gắng giải mã
Cố gắng giải mã chữ rongorongo hiện nay dựa vào sự kết hợp phân tích bên trong các ký hiệu và “đoán” chữ rongorongo được tập hợp từ các người bản xứ đưa tin trong thế kỷ 19 trước khi truyền thuyết lỗi thời, với hiểu biết ngôn ngữ Polynesia làm công cụ hỗ trợ. Học giả đến từ nhiều nước cùng chung sức, nhưng tiến độ rất chậm. Có sự bất đồng khá lớn về tính giá trị của truyền thuyết trong thế kỷ 19, và số các ký hiệu trong hệ thống chữ viết. Ước đoán có khoảng từ 55 đến 30 ký hiệu cơ bản cho đến hàng trăm. Nói chung chỉ một vài người thừa nhận ''cách giải mã'' cho rằng phiến Mamari là một loại âm lịch. Cách giải mã do Steven Roger Fischer đưa ra đối với nhóm Santiago trong thập niên 1990 cho rằng phiến này ghi lại một câu truyện kể hình thành. Mặc dù một số hoan nghênh bản dịch, và được xuất bản rộng rãi, nhưng không một học giả nghiên cứu chữ rongorongo chấp nhận. Trừ phi phát hiện ra nhiều phiến khác, điều khó thể xảy ra vì gỗ mau mục nát, chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ biết được chính xác các phiến bằng chữ rongorongo ban đầu nói gì.