Rumani – Tam giác châu thổ sông Danube
Đất ẩm thấp tự nhiên còn lại ở Âu châu
Sông Danube là sông dài thứ nhì ở Âu châu (dài 2.761km), chỉ kém sông Volga. Phát nguyên từ cánh rừng Đen nước Đức, chảy qua Áo, Slô-vac, Hungari, Nam Tư cũ, Bun ga ri rồi chảy vào Rumani. Lưu vực sông Danube có diện tích 805.300km2, tam giác châu thổ diện tích khoảng 6.000km2 là dải đất hồ vũng, lau, bãi cỏ, rừng sồi nguyên thủy hỗn hợp. Cuối cùng sông Danube đổ ra Hắc Hải.
Diện tích đất ẩm thấp chia cắt qua biên giới của Ru ma ni và U-cơ-ren. Tính chất quan trọng của nó mang nét toàn cầu, nổi tiếng nhất là tên gọi miền đất di sản thế giới.
Ngoài những điều kể trên, tam giác châu thổ sông Danube còn nổi tiếng vì các loài chim (ghi nhận có hơn 280 giống). Tính ra có 180 giống sinh sôi nảy nở ở khu này, những giống còn lại đều đến từ Bắc cực, Trung Quốc, Xibir và Địa Trung Hải. Chúng coi tam giác châu thổ này là nơi sống qua mùa đông hoặc trạm trung chuyển trên đường bay thiên di. Rất nhiều giống chim trên thế giới đã bị đe dọa, tam giác châu thổ này được xem là nơi tị nạn an toàn của các loài chim. Đặc biệt trên thế giới có 4 giống chim, phần lớn các loài còn sót lại đã dựa vào tam giác châu thổ để sinh sống như: chim cốc cổ đen, có 12.000 đôi; đôi khi phát hiện nhạn đen ngực đỏ của toàn thế giới đều bay về qua mùa đông; ở đây còn có 150 đôi (chiếm 10% tổng số) bồ nông lông cuộn hết sức hiếm hoi và còn rất nhiều bồ nông trắng.
Vài trăm năm nay, sông Danube vẫn là đường gió mậu dịch quan trọng, phần lớn thời gian con người và thiên nhiên sinh tồn hài hòa với nhau. Nhưng trong vài năm gần đây, tam giác châu thổ sông Danube chịu áp lực của thương nghiệp và sự ô nhiễm của nền công nghiệp hiện đại. Nó cung cấp phần lớn tôm cá, trong đó rất nhiêu loài cá đã được khai thác. Một nửa lượng cá nước ngọt bắt được của Ru ma ni đánh từ sông Danube, gồm cá chép và cá chiên để sản xuất mắm cá. Để khai khẩn ruộng và tăng thêm nguồn ô nhiễm, dẫn tới rất nhiều giống thủy sản vốn có ở đó tụt giảm mạnh từ năng 1989 trở đi. Chính phủ rất quan tâm đến môi trường và đang hành động xoay chuyển mọi sự nguy hại để bảo vệ cho vùng sinh thái vô cùng quan trọng của Âu châu.