Anh quốc – Vách đá Dover
Dover được lịch sử gọi là chìa khóa mở vào nước Anh khi đến gần nó. Ngoài mấy dặm trên biển, có thể nhìn thấy vách đá vôi trắng.
Vách đá Dover nhô cao trên mặt biển, có màu trắng làm người ta lóa cả mắt, là ấn tượng ban đầu của các nhà hàng hải đối với nước Anh. Nước Anh ở gần nước Pháp, chỉ cách nhau 34km. Vị trí địa lý của Dover trong lịch sử có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với việc phòng ngự của Anh. Thành lũy Dover ở điểm cao nhất trên vách đá màu trắng, cao hơn mặt biển 114 mét, là một trong những thành lũy mang lại ấn tượng sâu đậm nhất cho mọi người trên thế giới, được xây dựng đã hơn nghìn năm để ngăn chặn quân xâm lược tiến vào Âu châu.
Bờ biển miền Nam nước Anh toàn là vách đá vôi trắng, như vách đá ở mũi Bích quận Đông Sasacks, vùng đất cao miền Nam và biển gặp nhau, khiến người ta thấy rằng không có nơi nào giống như vách đá trắng Dover gợi biết bao câu ca dao, câu thơ và bức tranh đã được vẽ ra.
Các loài hoa tươi rất thích đất vôi trắng trên vách đá, từ thời đại nữ hoàng Elisabeth đã có chép, năm 1548 “người cha của ngành thực vật học nước Anh” - William Rener đã miêu tả về nó. Đến nay, ở đây vẫn nở rộ hoa tươi, trong đó nổi tiếng nhất là su hào biển ra hoa vàng tươi. Cỏ bồng Âu châu và hoa anh túc vàng, kèm vài giống hoa lan dại, chỉ có thể mọc trên đất vôi trắng. Dọc theo nhiều con đường nhỏ trên đỉnh vách đá màu trắng chung quanh Dover, phong cách vô cùng đẹp mắt.
Trên vách đá là địa tầng vôi trắng, thời bấy giờ, có vô số xác vi sinh vật và vỏ sò, ốc giàu chất vôi (acid Cacbonic canxi). Sau khi chết đã chìm dưới đáy biển. Vỏ sò, ốc từng tầng một đã chồng chất lên nhau, trong quá trình gọi là tác dụng của trầm tích, dần dần hình thành. Khi đó, vôi trắng bị sự xâm thực của nước biển, gió và thời tiết...
Quá trình dẫn tới sự hình thành của vách đá Dover tuân theo một dạng điển hình. Đầu tiên, khi nước muối thấm vào khe nham thạch và làm rỗng loại đá tương đối mềm, chỗ rỗng trên vách đá lại càng dễ vỡ. Nước khe cũng theo sự biến đổi của nhiệt độ mà nở ra co vào cây, cây cỏ mọc rễ trong lớp đá mềm sẽ càng phá hoại nham thạch hơn.
Giai đoạn thứ hai hình thành vách đá khi sóng biển đập mạnh vào dưới vách đá, nước biển tiến dần vào khe kẽ nham thạch và đục dần, từng bước mở rộng. Nước triều rút mang theo mảnh vỡ vụn, sóng cuốn theo đá cuội và rỗng từ từ, nhưng có thể tránh khỏi bị xâm thực, vách đá bị khoét thành vách dựng và hang đá rủ xuống. Điểm chống đỡ dưới đáy bị đục hết và chỉ còn lại vách đá dựng đứng, quá trình đó không ngừng lặp đi lặp lại, bị nước biển vỗ vào, vách đá từng bước lùi mãi... Xâm thực cũng dẫn đến sự hình thành cột đá bị sóng đục.
Địa chất hình thành vách đá Dover nổi tiếng, đồng thời tác động vào Etretat mặt bắc Le Havre nước Pháp bên kia eo biển. Nơi này có một cột đá bị sóng đục ruỗng hoàn hảo đá Agiles cao vút so với mực nước biển là 70 mét.