Tài liệu: Công viên quốc gia Cevenn

Tài liệu
Công viên quốc gia Cevenn

Nội dung

Pháp quốc – Công viên quốc gia Cevenn

Núi đá hoa cương và khe sâu rừng rậm bị cao nguyên nham thạch vôi bằng phẳng miền Nam nước Pháp cắt đứt khoảng chừng, đã hình thành một khu bảo tồn, có bộ mặt thiên nhiên độc đáo.

Núi Cevenn cao hơn mực nước biển, mùa đông tuyết lớn, nhiệt độ thấp nên rất lạnh lẽo, hàng trăm năm nay chỉ để chăn dê. Trong hang núi, người ta thả hàng chục ngàn con dê, nhưng không hề có làng mạc nào. Tuy vậy, nó còn là một trong số ít khu vực còn giữ được bộ mặt tự nhiên còn sót lại cửa nước Pháp. Cao nhất là núi Lozère, cao 1.700 mét; núi Agusles, cao 1.545 mét và núi Bougé cao 1.400 mét; cao nguyên nham thạch vôi Méjan vào khoảng từ 1.000 đến 1.200 mét. Công viên quốc gia Cevenn và vùng bảo lưu môi trường sinh vật tổng cộng có diện tích 3.263km2.

Vài trăm năm nay, nghề chăn dê và nghề đốt than tăng nhanh, khiến cây rừng tụt giảm đến 25% diện tích chỉ còn một số cây sồi, hạt dẻ và cây thủy thanh dương may mắn còn sót lại. Nhưng, những năm gần đây đã bắt đầu trồng rừng cây lá kim. Tính đa dạng của môi trường sống cũng dẫn tới sự đa dạng của động và thực vật.

Mùa xuân có nhiều cây cỏ hoang nảy chồi, nở nụ đâm hoa, trong đó có thủy tiên bàng, bách hợp (khăn đầu) và sơn kim sa mọc thành thảm hoa, màu sắc vô cùng rực rỡ. Khu này nổi tiếng nhất là hoa lan, gồm hơn 40 giống lan, trong đó thược lan là một loài hiếm thấy, có sắc tía và đóa vàng rất mỹ miều. Cao nguyên nham thạch vôi góp phần nuôi dưỡng do một cuộc trưng bày hoa xuân tráng lệ độc nhất vô nhị trong rất nhiều loài hoa, như thủy tiên vàng xinh xắn, uất kim hương và bạch đầu ông Âu châu v.v...

Với hệ sinh thái phức tạp như vậy, các loài động và thực vật ở đây có tác dụng hỗ tương đan xen thật tuyệt vời. Thảm đất rừng do cành khô lá rụng che phủ đã biến thành thức ăn phong phú cho các giống động vật không xương sống; vô số vật chất, sau khi trải qua vòng tuần hoàn, lại có thể dùng cho sự sinh trưởng thực vật. Những động vật này, ngược lại sẽ trở thành thức ăn trong dây chuyền nuôi sống động vật ăn thịt. Đất rừng hẻo lánh khoáng đãng, nuôi nấng cho nhiều thú ăn cỏ cỡ lớn như lợn rừng, hươu nai v.v...

Tính đa dạng của loài chim phản ảnh tính đa dạng của môi trường sống và nguồn thức ăn, bao gồm chim gõ kiến và các loài chim cổ cong, nhạn cổ xanh, quạ núi mỏ đỏ, chim hoét lưng trắng và gà đen, ngoài ra còn có các giống chim săn mồi như chim ưng, diều hâu đuôi đen, xám đen, chim ưng vàng và ó. Những năm gần đây, ở khu này thường thấy diều hâu trọc đầu nhưng chúng được sinh ra ở khu đồng hoang. Một giống rái cá trong những năm gần đây, phạm vi hoạt động giảm sút nghiêm trọng, nhưng được gây lại rất thành công ở đây.

Tuy nhiên vẫn còn một số loài đang trên đà tụt giảm. Bao gồm chim cổ cong và chim gõ kiến. Nguyên nhân chính là thức ăn của chúng ngày càng hiếm hoi. Loài kiến đang mất dần do phân hóa học và nước dơ khiến đất cằn cỗi làm cây cỏ không ra quả, nên kiến mất đất sống. Sự tụt giảm chim gõ kiến báo hiệu đất rừng thu hẹp nơi làm hang ổ của chúng. Theo đà suy thoái môi trường, những loài chim khác cũng hiếm thấy, bởi vậy ảnh hưởng của nó là rất sâu xa!!

 

 

 

                   




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423064182896250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Cong-vien-qu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận