Tài liệu: Sự bắn phá bằng các hạt năng lượng cao

Tài liệu
Sự bắn phá bằng các hạt năng lượng cao

Nội dung

SỰ BẮN PHÁ BẰNG CÁC HẠT NĂNG LƯỢNG CAO.

 

 

Ngoài gió Mặt Trời không ngừng "chổi", thiên thể Mặt Trời của chúng ta còn là một nguồn cung cấp những hạt tích điện năng lượng cao (chủ yếu là prôton, hạt nhân nguyên tử hêli và các êlectron) với năng lượng 106 - l09 êlectron vôn (eV). Chúng được gọi là các tia vũ trụ Mặt Trời.

Khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất là 150 triệu kilômét những hạt năng lượng mạnh mẽ nhất thì chỉ đi mất l0 - 15 phút. Nguồn năng lượng chủ yếu của các tia vũ trụ Mặt Trời là những vụ bùng sáng trong sắc cầu. Theo những quan niệm hiện nay thì những con bùng sáng chính là sự giải phóng đột ngột năng lượng tích trữ trong từ trường của vùng hoạt động mạnh. Tại một độ cao nhất định bên trên bề mặt Mặt Trời hình thành một vùng mà từ trường đột ngột thay đổi cả về giá trị và hướng. Ở một thời điểm nào đó các đường sức bất ngờ "tái hoà  nhập", cấu hình của từ trường đột ngột thay đổi, kèm theo cả sự gia tốc của những hạt tích điện tới năng lượng cao, kèm theo cả sự tăng nhiệt ở vật chất và sự xuất hiện bức xạ điện từ cứng. Do đó diễn ra sự văng bắn các hạt năng lượng cao vào khoảng không giữa các hành tinh và có thể quan sát thấy bức xạ mạnh ở dải sóng vô tuyến.

Mặc dầu "nguyên lý hoạt động" của những cơn bùng sáng, chắc là đã được các nhà khoa học hiểu đúng song hiện vẫn chưa có được lý thuyết tường tận về các vụ bùng sáng.

Những con bùng sáng (còn gọi là những vụ nổ) là những quá trình giống như những vụ nổ mạnh nhất quan sát thấy trên Mặt Trời, chính xác hơn, là trong sắc cầu Mặt Trời. Cơn bùng sáng có thể diễn ra chỉ trong vài phút nhưng trong thời gian đó đã sản ra năng lượng đôi khi đạt tới 1025J. Xấp xỉ một lượng nhiệt như thế từ Mặt Trời đi xuống toàn bộ bề mặt hành tinh chúng ta trong cả một năm.

Cực quang

Những luồng bức xạ tia X cứng và những luồng tia vũ trụ Mặt Trời được sinh ra từ những cơn bùng sáng gây ảnh hưởng lớn tới các quả trình vật lý trong thượng tầng khí quyển Trái Đất và khoảng không gian gần Trái Đất Nếu không áp dụng những biện pháp đặc biệt thì các thiết bị phức tạp trên những con tàu vũ trụ và những bộ pin Mặt Trời có thể bị hư hỏng. Thậm chí, sự chiếu tia qúa lớn còn gây nguy hiểm nghiêm trọng cho các nhà du hành vũ trụ đang trên quỹ đạo bay. Bởi vậy, ở nhiều nước dựa trên những thông số đo đạc từ trường Mặt Trời, người ta đang tiến hành công tác dự báo khoa học về những con bùng sáng trên Mặt Trời.

Giống như bức xạ tia X, các tia vũ trụ Mặt Trời không tới được bề mặt Trái Đất nhưng có thể ion hoá những lớp trên cùng của khí quyển Trái Đất, do vậy ảnh hưởng tới độ ổn định trong liên lạc vô tuyến giữa những địa điểm ở xa nhau. Nhưng tác động của các hạt không chỉ dùng ở đó. Những hạt có vận tốc lớn gây nên những dòng điện mạnh trong khí quyển Trái Đất, dẫn tới sự rối loạn từ trường của hành tinh chúng ta và thậm chí ảnh hưởng tới sự hoàn lưu (sự luân chuyển) không khí trong khí quyển.

Biểu hiện nổi bật và gây ấn tượng nhất của sự bắn phá khí quyển bằng những hạt Mặt Trời là cực quang. Đó là sự phát sáng ở những lớp trên cùng của khí quyển có hình dạng nhoè nhoẹt (khuếch tán) hoặc là hình quầng sáng hay dạng rèm che màn rủ gồm vô vàn những tia riêng biệt. Cực quang thường có màu đỏ hoặc xanh lá cây: chính những thành phần cơ bản của khí quyển - oxy và nitơ - sáng lên như vậy khi bị chiếu bằng những hạt năng lượng cao.

Cảnh tượng những dải sáng đỏ, xanh lục lặng lẽ hiện lên, một trò chơi không ầm ĩ của sắc màu, rồi "những tấm rèm" xao động kia từ từ khép lại hoặc gần như vụt biến mất, tất cả để lại một ấn tượng không thể nào quên. Hiện tượng tương tự có thể thấy rõ nhất theo hình trái xoan của cực quang, giữa vĩ độ 10o - 20o kể từ các cực từ vào thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh nhất ở bán cầu Bắc, hình trái xoan dịch chuyển về hướng nam, do đó có thể thấy cực quang ở những vĩ độ thấp hơn.

Tần số và cường độ của cực quang tuân theo chu kỳ hoạt động của Mặt Trời khá rõ ở giai đoạn Mặt Trời hoạt động tối đa, hiếm có ngày không có cực quang, còn khi Mặt Trời hoạt động tối thiểu có thể hàng tháng không gặp. Như vậy, việc cực quang xuất hiện hoặc không xuất hiện cũng là một chỉ số đắc lực chứng tỏ sự hoạt động của Mặt Trời. Và điều này giúp cho việc nghiên cứu những chu kỳ của Mặt Trời trước đây, khi chưa có những nghiên cứu một cách hệ thống về những vết tối trên Mặt Trời.

 

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/470-02-633330754253972821/Anh-huong-cua-Mat-Troi-toi-Trai-Dat/Su-ban...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận