SAN MARTIN, NGƯỜI KHÔNG MÀNG DANH LỢI
Jose da San Martin ra đời ở Argentina, khi còn trẻ đi quân dịch khoảng 22 năm ở Tây Ban Nha, tích lũy được một vốn kinh nghiệm tác chiến phong phú. Năm 1810, sau khi Argentina nổ ra cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị thực dân của Tây Ban Nha, ông lập tức trở về Argentina phục vụ cho tổ quốc.
Khi đó, tình thế của Argentina vô cùng nguy cấp, quân thực dân Tây Ban Nha liều mạng phản công, nền độc lập có nguy cơ bị mất bất cứ lúc nào, San Martin được lệnh tổ chức một binh đoàn kỵ binh. Ông giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các chiến sĩ và huấn luyện họ rất nghiêm khắc, khiến họ trở thành đội quân rất xuất sắc. Trong chiến đấu, San Martin luôn đi đầu. Trong một trận kich chiến, đang phi ngựa thì bị trúng đạn ngã ngựa đè lên một chân, ông suýt nữa thì bỏ mạng. Nhưng ông vẫn kiên trì chỉ huy chiến đấu cho đến khi đánh bại quân địch.
San Martin nhìn xa trông rộng, cho rằng chỉ khi các nước châu Mỹ Latin khác đều được giải phóng thì nền độc lập của Argentina mới được bảo đảm. Năm 1817, ông dẫn một đội quân tiến hạnh cuộc viễn chinh được gọi là ''một trong những cuộc trường chinh hiểm nguy nhất và sáng chói nhất trong lịch sử quân sự'', xông pha gió tuyết giá lạnh, vượt qua dãy núi Andes hiểm yếu giải phóng Chile. Ít lâu sau, ông lại tiến quân vào Peru, giải phóng một vùng đất đai rộng 1ớn. Trong chiến tranh, San Martin tuyên bố giải phóng nô lệ, động viên người da đen và người lai đen trắng vào quân đội, những người này trở thành chủ lực của quân đội do ông lãnh đạo.
Trước thắng lợi này đến thắng lợi khác, San Martin không cậy công kiêu căng, qui mọi vinh dự cho toàn thể sĩ quan binh lính chiến đấu anh dũng. Nhân quân Chile quyết định trao quyền cai trị đất nước cho ông, ông kiên quyết từ chối. Để cảm ơn công lao to lớn giải phóng Chile, nhân dân Chile tặng ông một túi vàng, San Martin đem toàn bộ số vàng đó tặng lại thành phố Santiago, dùng để xây dựng một thư viện quốc gia ở đó. Sau khi giải phóng Peru, nhân dân Peru tiến cử ông làm nguyên thủ quốc gia mới, từ chối nhiều lần không được, ông đồng ý chấp chính cho đến khi Peru giải phóng toàn bộ đất nước. Khi thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng châu Mỹ Latin sắp sửa đến gần, San Martin và Bolivar tổ chức cuộc gặp gỡ, cùng bàn bạc kế sách lớn thì giữa hai ông nảy sinh bất đồng. San Martin bụng đã thẳng thắn, để tránh chia rẽ đã rút lui, từ bỏ hết mọi chức vụ, lặng lẽ trở về Argentina, về sau sống ở nước ngoài. Năm 1850, ông ốm, mất ở Pháp nơi đất khách xa xôi. Trong di chúc, ông dặn không nên tổ chức bất kỳ một hình thức tang lễ gì cho ông, ''chỉ mong an táng trái tim tôi ở tổ quốc”. Năm 1878, chính phủ Argentina đưa hài cốt của ông về nước, an táng tại huyệt mộ vinh dự của nhà thờ lớn ở thủ đô Buenos Aires.