Tài liệu: Sao chổi đã chết

Tài liệu
Sao chổi đã chết

Nội dung

SAO CHỔI ĐÃ CHẾT. SAO CHỔI MUÔN NĂM !

 

 

Giống như con tằm nhả tơ sao chổi nhả đuôi, cạn kiệt và chết.

I.Keple. ''Bí mật vũ trụ''

 

Sao chổi Halây tan dần ở mỗi vòng xoắn khoảng 200 m. Khoảng l00000 năm trước khi Hải Vương Tinh ''bắt'' lấy nó, thì đó là một vật thể vũ trụ chắc chắn với đường kính vài trăm kilômet. Còn bây giờ chỉ còn lại quả cầu nhỏ, cùng lắm là đủ tồn tại đến cuối thiên niên kỷ thứ III này. Ngoài sự bốc hơi, sao chổi còn vụn ra. Những vụ nổ đã ném từ lõi ra những mảnh vụn băng, những tảng đá to nhỏ đóng băng, bụi.

 Những rác rưởi đó tiếp tục bay theo quỹ đạo sao chổi, được xếp thành hàng dài giống như một cuộc chạy đua theo vòng tròn: những vật thể nhanh nhất sẽ đuổi kịp những vật tụt lại. Kể cả khi sao chổi vẫn còn sống trên quỹ đạo của nó đã hình thành những vòng xuyến từ vật thể sao băng (thiên thạch). Hai lần trong năm, ngày 4-5 và 22-l 0, Trái Đất tiến lại gần với quỹ đạo sao chổi Halây và trong một vài ngày chuyển động phía bên trong vòng xuyến đó. Những mảnh rác sao chổi lọt vào bầu khí quyển và bốc cháy, tạo thành những luồng sao băng.

Cuối cùng, những trường hợp được nghiên cứu kĩ là khi lõi tan ra thành từng mảnh dưới tác động của lực hút của Mặt Trời hay sao Mộc khi tiến gần đến chúng.

Cuộc sống sôi động của sao chổi ở gần Mặt Trời ngắn hơn một vạn lần so với cuộc sống của Trái Đất hay hệ Mặt Trời. Chúng giống như con thiêu thân so với con người: hôm qua còn sống, hôm nay lại đã là những con mới. Tuy nhiên, điều thật lạ lùng là những vật chất của nó lại cổ nhất trong hệ thống hành tinh.

Trong thực tế cát gì đã cản trở sao chổi tồn tạt ? Sự gần gũi của Mặt Trời và những hành tinh khổng lồ. Có nghĩa là, nếu đặt tảng băng ra xa hơn nữa để ở điểm cận nhật nó không quá gần quỹ đạo hành tinh, không gần hơn 50 đơn vị thiên văn còn ở điểm viễn nhận không bị tác động của lực hút của các vì sao láng giềng (200.000 đơn vật thiên văn, thì khi đó sao chổi có thể tồn tại hàng tỉ năm.

Vương quốc Băng gió xa xôi này (- 270oC), nơi sinh sống của khoảng trăm tỉ nàng Bạch Tuyết vô hình, được gọi là mây Oortơ. Chúng cũng trong gia đình Mặt Trời , chúng cũng bị kéo về phía Mặt Trời, nhưng chúng sống theo phương châm khôn ngoan của sao chổi: ''cách xa Mặt Trời 10 lần thì an toàn hơn trăm lần''. Chỉ hiếm khi sự xích lại gần gây nhiễu loạn của một vì sao nào đó với hệ Mặt Trời làm xáo trộn quỹ đạo của chúng và trong một số trường hợp hướng sao chổi thẳng đến sức nóng của Mặt Trời, đến những cối xay hành tinh và sa vào ''lưới của người vợt'' sao chổi.

Ở đám mây Oortơ có thề nhìn thấy cả viện bảo tàng các vật liệu xây dựng, được sử dụng hàng tỉ năm trước, khi xây nên các hành tinh.

Những hiện vật được bảo vệ trong một cái tủ đá lý tưởng, có thể nói trong vỏ bọc chân không. Viện bảo tàng làm việc không có ngày nghỉ.     

 

 

MỘT SỐ SAO CHỔI ĐÁNG CHÚ Ý

 

Sao chổi Halây (Halley). Là một sao chổi lịch sử. Đã ghi nhận được 30 lần nó tiến gần Mặt Trôi kể từ năm 240 trước công nguyên. Cứ sau 75 - 76 năm nó quay lại một lần. Năm 1986 có năm trạm vũ trụ liên hành tinh ''Vega-1'', ''Vega-2'' (Liên Xô), “giotto” (Cộng đồng châu Âu - EC) ''Suisen'' và ''Sakigake'' (Nhật) đã gặp sao chổi. Tất cả các trạm đã hoàn thành chương trình của mình. Hai ''Vega'' bay xuyên qua đầu sao chổi cách nhân 8000 km, ''Giotto'' thì cách nhân 600 km. Đã ghi nhận được nhân sao chổi là chất rắn và có hình dạng không quy chuẩn (16 x 8 km). Các trạm của Nhật đã bay gần sao chổi. Lần tiếp theo sao chổi Halây sẽ xuất hiện vào năm 2061.

Sao chổi năm 1680. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành thiên văn Niutơn đã tính toán quỹ đạo cho sao chổi này. Nó là sao chổi ''gãi Mặt Trời'' đầu tiên: nó bay chỉ cách bề mặt Mặt Trời 230000 km.. Khi bay đi nó có đuôi kéo đài 70o. Trong thế kỷ XIX nhà thiên văn học Đức lôhan Enke đã xác đính chu kỳ của nó là 8810 năm.

Sao chổi Sedô (Chesaux) năm 1744. Là sao chổi sáng nhất của thế kỷ: đầu của nó có thể nhìn thấy vào ban ngày sao chổi này có tới sáu đuôi. Có thể đó là hệ quả của sự phun vật chất theo chu kỳ từ nhân.

Sao chổi Enke (Encke): Được quan sát thấy từ năm 1786. Enke đã tính toán quỹ đạo của nó với chu kỳ quay nhỏ nhất là 3,3 năm. Rất có thể thiên thạch Tunguxca (năm 1908) là một mảnh vớ của nhan sao chổi này. Những lần tiếp gần Mặt Trời kế tiếp là năm 2000 và 2004. Không loại trừ khả năng đây là những lần tiến gần cuối cùng có thể quan sát được, vì khối lượng nhân còn lại của nó là rất bé.

Sao chổi năm 1811: Sao chổi này được coi là sao chổi có đầu to nhất còn lại cho đến nay. Thể tích của nó gấp sáu đến tám lần Mặt Trời. Nó đã được L. N. Tônxtôi miêu tả trong tiểu thuyết ''Chiến tranh và hoà bình'' và C.Flammariông trong truyện ''Lịch sử sao chổi''.

Sao chổi Đônati (Donati). Năm 1858: Là sao chổi đẹp nhất của những thế kỷ gần đây. Những cái đuôi plasma và bụi của nó đều thể hiện rất rõ. Đến thế kỷ thứ 39 nó sẽ quay trở tại.

Sao chổi Lớn tháng chín năm 1822: Là sao chổi sáng nhất của thế kỷ. Rất

 nhiều người nhìn thấy nó cùng một lúc. Ở mức tối đa nó chiếu sáng bằng 60 Mặt Trăng tròn, vào ban ngày trong ánh Mặt Trời vẫn có thể nhìn thấy. Đây là một trong những        

sao chổi ''gãi Mặt Trời''. Nó bay qua cách bề mặt Mặt Trời một nửa bán kính Mặt Trời với vận tốc 480 km/s. Qua kính viễn vọng có bộ lọc có thể quan sát nó cho đến khi biến mất hẳn trên đĩa Mặt Trời. Lõi của nó

đi qua trước đã Mặt Trời nhưng do kích thước khi đến gần Mặt Trời, sao chổi bí vỡ làm đôi. Các mảnh vỡ của sao chổi sẽ quay lại vào khoảng năm 2650.

Sao chổi Oextơ (West) năm 1976: Một trong những sao chổi đẹp nhất của thế kỷ: Nó có đuôi rộng và kéo dài trông giống như một dải mây trong ánh nắng  sớm của Mặt Trời. Đầu nó chiếu sáng như sao Kim. Sao chổi này đã bị vỡ thành các mảnh.

Sao chổi Sumâycơ - Lêvy 9 (Shoemaker Levy). Tháng 7 năm 1992 sao chổi đã bay       

cách lớp mây phủ của sao Mộc 15000 cây số. Và kết quả là lõi của nó vỡ ra thành 17 mảnh chạy thành một vệt dài 200000 cây số. Và trong hình dáng ấy nó đã bị phát hiện tại đài thiên văn Palôma bởi Carôlainơ (Carolyn) và lutgin Sumâycơ (Eugene Shoemaker) (những thợ săn sao chổi chuyên nghiệp giỏi nhất) và Đavit Lêvy (David Levy), sao chổi bay quanh sao Mộc chứ không phát bay quanh Mặt Trời với chu kỳ 2 năm. Lần tiến gần sao Mộc tháng 7 năm 1994 tất cả các mảnh vỡ của nó lao vào khí quyến của hành tinh này với vận tốc 64 km/s và gây ra những sự nhiễu loạn mạnh trong lớp mây bao phủ hành tinh. Các nhà thiên văn đã đoán trước  được sự rơi của nó và đã quan sát thấy cả từ Trái  Đất lẫn Vũ Trụ.

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/483-02-633331621489062500/Sao-choi/Sao-choi-da-chet.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận