CÁC VÒNG CUNG TRONG CÁC VÀNH CỦA HẢI VƯƠNG TINH
Một chương đặc biệt trong lịch sử nghiên cứu hệ Hải Vương tinh được dành cho việc nghiên cứu các vành đai của nó. Sau năm 1977, khi các nhà bác học đã khám phá ra các vành đai của Thiên Vương tinh dựa theo hiện tượng tinh thực, thì các quan sát tương tự như vậy cũng bắt đầu được thực hiện đối với Hải Vương tinh. Và quả đúng như vậy, vào giữa thập kỷ 80 các nhà bác học đã phát hiện hành tinh này có các vành đai nhưng rất lạ là chúng không khép kín. Các vành khuyết này được gọi là các vòng cung hoặc vòm. Vật chất trong đó phân bố không đều: mật độ giảm mạnh ở các đầu của vòng cung.
Rất khó hình dung có một sự tích tụ (quần thể) các phần tử ổn định chỉ trong một đoạn của quỹ đạo. Bởi vì chu kỳ quay của các phần tử độc lập khác nhau tuy không nhiều cho nên toàn bộ quan thể phải dần dần bị giãn ra dọc theo quỹ đạo và biến thành vành đai vòng tròn khép kín. Vào trong tám năm 1989 con tàu vũ trụ “Voyager – 2” đã chụp ảnh được một thành tạo có một không hai: ba cái vòm đậm đặc, sáng rực rõ được xâu qua một vành đai bụi nhỏ trong suốt không bị đứt đoạn và hẹp. Bên trong các vòm có thể nhìn thấy cả một chuỗi từng khối vòm riêng rẽ cách xa nhau vài trăm kilômet. Việc nghiên cứu các vòm đã cho thấy ròng ở phần giữa các vòm có chứa ''cục độn'' đặc rộng 15 kilômet, được bao bọc bỏi một mấu bụi trong suốt, với chiều rộng 50 kilômet.
Theo những phép tính toán phức tạp ta có thể kết luận rằng các vòm của Hải Vương tinh là những chuỗi gió xoáy hình elip theo kiểu xoáy nghịch được hình thành từ các phần tử rắn mà trước đây khoa học chưa biết. Kích thước của các phần tử lớn nhất có lẽ lên tới vài trăm mét. Những cơn gió xoáy đặc biệt này gọi là êpitôn, chúng tác động qua lại rất phức tạp với vệ tinh gần nhất (Galatêa) tác động lẫn nhau và tác động vòi vành đai bụi không bị đứt quãng.
Các vành sao Hải Vương gồm các vòng cung rời