KÍCH THƯỚC SAO
Các sao ở xa ta đến nỗi, có nhìn qua kính thiên văn cỡ lớn nhất chúng cũng chỉ là những chấm sáng. Làm thế nào biết được kích thước của sao?
Đã có Mặt Trăng giúp các nhà thiên văn. Mặt Trăng di chuyển chầm chậm trên nền sao, lần lượt "che át" ánh sáng đến từ các sao. Tuy kích thước góc của một ngôi sao cực kỳ nhỏ. Mặt Trăng vẫn không che lấp nó ngay lập tức mà trong khoảng thời gian và phần trăm hoặc phần nghìn giây. Tuỳ theo độ dài của quá trình giảm độ sáng của ngôi sao khi Mặt Trăng che lấp nó mà người ta xác định kích thước góc của ngôi sao. Mà đã biết được khoảng cách đến ngôi sao thì từ kích thước đó dễ dàng tính được kích thước thực sự (kích thước tuyến tính) của sao.
Nhưng chỉ có một phần nhỏ các sao trên trời ở vị trí "đắc địa" đối với người quan sát để Mặt Trăng có thể che khuất nó. Vì thế người ta thường sử dụng các phương pháp khác để ước lượng kích thước sao.
Đường kính góc của các sao sáng và không xa lắm có thể được đo trực tiếp bằng dụng cụ đặc biệt là giao thoa kế quang học. Quả thật, những phép đo này khá vất vả. Trong đa số trường hợp bán kính của ngôi sao (R) được xác định về lý thuyết, xuất phát từ việc ước định độ trưng đầy đủ của nó (L) trong toàn bộ dải tần quang học và nhiệt độ (T) của sao. Theo các định luật phát xạ của vật nóng thì độ trưng của sao tỉ lệ với đại lượng R2 T4. So sánh một ngôi sao nào đó với Mặt Trời, ta thu được công thức tính thuận tiện:
Công thức này cho phép tìm bán kính ngôi sao theo nhiệt độ và độ trưng của nó (các đại lượng R● , L● và T● = 6000K đã biết).
Các phép đo cho thấy các sao nhỏ nhất quan sát được bằng các tia sáng quang học - được gọi là các sao lùn (hoặc trắt trắng) - có bán kính vài nghìn kilômet. Kích thước của những sao lớn nhất - sao siêu kềnh (siêu khổng lồ) đỏ - lớn đến nỗi giá có thể đặt ngôi sao cỡ ấy vào chỗ Mặt Trời thì phần lớn các hành tinh hệ Mặt Trời sẽ lọt thỏm bên trong ngôi sao ấy.