KHOẢNG CÁCH ĐẾN CÁC SAO
Khoảng cách đến một vật ở xa có thể xác định được mà không cần phải đến tận vật đó. Cần phải đo lường đến vật đó từ hai đầu của một đoạn thẳng đã biết (đường đáy) rồi sau đó tính kích thước của hình tam giác tạo thành từ đoạn đường đáy và vật ở xa. Điều này có thể làm được vì trong tam giác đó ta đã biết được một cạnh (đường đáy) và hai góc kề. Khi đo đạc trên Trái Đất phương pháp này có tên là tam giác đạc.
Cạnh đáy càng lớn thì kết quả đo càng chính xác. Khoảng cách đến các sao lớn đến nỗi độ dài cạnh đáy phải lớn hơn kích thước quả cầu Trái Đất nếu không sai số đo sẽ lớn hơn cả giá trị cần đo. May sao, người quan sát cùng với hành tinh Trái Đất lại chu du quanh Mặt Trời trong vòng một năm, do đó nếu anh ta tiến hành hai lần quan trắc cùng một ngôi sao cách nhau vài tháng thì tức là anh ta đã quan sát từ hai điểm khác nhau trên quỹ đạo Trái Đất và đó đã là một đường đáy đáng nể. Hướng đến ngôi sao sẽ thay đổi: nó dịch chuyển một chút trên nền sao và Thiên Hà xa hơn. Sự dịch chuyển đó gọi là sự dịch chuyển thị sai, còn góc mà ngôi sao đó dịch chuyển trên thiên cầu gọi là [gốc] thị sai. Từ kiến thức hình học ta thấy nó đúng bằng góc nhìn hai điểm trên quỹ đạo Trái Đất khi nhìn từ ngôi sao và nó phụ thuộc cả vào khoảng cách giữa hai điểm này lẫn vào hướng của chúng trong không gian.
Thị sai năm của một ngôi sao là góc nhìn bán kính trung bình của quỹ đạo Trái Đất từ sao đó và bán kính này vuông góc với hướng đến sao.
Thị sai của những ngôi sao gần nhất cũng cực kỳ nhỏ, chỉ dưới 1". Ở đây đòi hỏi những dụng cụ cực chính xác vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên là trong một thời gian dài (cho tới giữa thế kỷ XIX) người ta đã không đo nổi thị sai. Tất nhiên, điều đó càng không thể thực hiện được vào thời Côpecnic, khi ông lần đầu tiên đề xuất phương pháp thị sai như là hệ quả trực tiếp của hệ thống nhật tâm của mình (trong hệ thống đa tâm thì chẳng thể nào có thị sai).
Gắn với khái niệm thị sai là tên gọi của một trong những đơn vị đo khoảng cách chủ yếu trong thiên văn: parsec (viết tắt của hai chữ parallax: thị sai và second = giây). Đó là khoảng cách đến một ngôi sao tưởng tượng mà thị sai năm của nó đúng bằng một giây đo cung (1”). Nói cách khác, bán kính quỹ đạo Trái Đất bằng một đơn vị thiên văn đ.v.t.v), được nhìn từ sao đó dưới một góc l”. Thị sai năm của bất cứ ngôi sao nào liên hệ với khoảng cách đến nó bằng công thức đơn giản:
r =
trong đó r là khoảng cách tính bằng parsec, còn là thị sai năm tính bằng giây. Từ các tương quan trong tam giác thị sai, dễ dàng tính được 1 parsec (pc) bằng 206265 đ.v.t.v. hay là khoảng 30 nghìn tỉ kilômet. Đó là giá trị khoảng cách rất lớn mà ánh sáng phải đi mất 3,26 năm.
Hiện nay bằng phương pháp thị sai người ta đã xác định được khoảng cách đến nhiều nghìn ngôi sao. Tiếc rằng chỉ làm được việc này với độ chính xác cao đối với các ngôi sao gần nhân. Tuy nhiên có hàng loạt phương pháp đo khoảng cách đến ngôi sao bằng cách gián tiếp, với việc sử dụng các tương quan vật lý thiên văn hoặc thống kê. Chẳng hạn độ trưng của các sao biến quang, được gọi là các sao xêphêit lại liên quan đến chu kỳ thay đổi độ sáng của chúng. Biết chu kỳ của một sao biến quang xa xôi và cấp sao biểu kiến của nó, có thể dễ dàng tìm được khoảng cách đến nó. Các phương pháp nghiên cứu các sao đôi. Cũng giúp ta tính được khoảng cách đến một số sao trong số đó. Cũng có những phương pháp gián tiếp xác định khoảng cách đến các sao và các hệ sao.