Tài liệu: Các chu kỳ hoạt động của Mặt Trời

Tài liệu
Các chu kỳ hoạt động của Mặt Trời

Nội dung

CÁC CHU KỲ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRỜI

 

Số các vết tối trên đã Mặt Trời không phải là cố định, mà nó thay đổi cả từ ngày này sang ngày khác, cả trong một khoảng thời gian đài. Nhà thiên văn học nghiệp dư người Đức Henrich Svabe đã 17 năm nghiên cứu một cách có hệ thống các vết tối trên Mặt Trời đã thấy rằng số lượng của chúng giảm từ tối đa xuống tối thiểu, sau đó lại tăng lên tới trị số tối đa sau một thời kỳ khoảng 10 năm. Ở mức tối đa, trên đĩa Mặt Trời có thể thấy được trên 100 vết tối, trong khi đó ở mức tối thiểu con số này chỉ là vài vết nhưng đôi khi suốt trong nhiều tuần liền không thấy có một vết tối nào. Svabe đã công bố thông báo về phát hiện của mình vào năm 1843.

Nhà thiên văn học Thuỵ Sĩ Ruđônphơ Vônphơ giải thích thêm rằng chu kỳ trung bình thay đổi số lượng các vết tối không phải là 10, mà là 11 năm. Để đánh giá định lượng sự hoạt động của Mặt Trời, chính ông đã đề nghị sử dụng một đại lượng quy ước được gọi là số Vônphơ. Trị số này là tổng của số lượng chung các vết tối trên Mặt Trời (f) và của trị số các nhóm vết tối (g) được tăng gấp mười. Trong đó, một vết tối đơn lẻ độc lập cũng được coi là một nhóm:

W = f +10g

Chu kỳ hoạt động của Mặt Trời được gọi là chu kỳ 11 năm trong tất cả các sách giáo khoa và sách thưởng thức về thiên văn học. Tuy nhiên, Mặt Trời lại thích hành động theo cách của mình. Chẳng hạn như, trong 50 năm gần đây khoảng thời gian giữa những thời kỳ hoạt động tối đa tính trung bình là 10,4 năm. Nói chung, sau thời gian quan sát Mặt Trời liên tục, người ta thấy chu kỳ thay đổi từ 7 đến 17 năm và không chỉ có thế. Sau khi tiến hành phân tích những quan sát về vết tối, bắt đầu từ những nghiên cứu có dùng kính thiên văn, nhà thiên văn học Anh Oantơ Maunđơ vào năm 1893 đã đưa ra kết luận rằng, từ năm 1645 đến hết năm 1715 trên Mặt Trời, nhìn chung, không có vết tối! Kết luận này đã được khẳng định trong những công trình nghiên cứu tiếp theo; hơn nữa đã làm sáng tỏ một điều, là xa xưa hơn, Mặt Trời cũng đã từng "nghỉ phép"nhiều lần. Cũng cần phải nói thêm rằng thời kỳ "cực tiểu Maunđơ" trùng hợp với thời kỳ những mùa đông lạnh nhất ở Châu Âu trong thiên niên kỷ vừa qua.

Những bất ngờ về những chu kỳ của Mặt Trời vẫn chưa kết thúc ở đây. Vết tối chủ đạo trong một nhóm (Vết đầu tiên theo chiều quay của Mặt Trời) thường có một cực tính (ví dụ, cực tính bắc) còn về kề cận thì ngược lại (cực tính nam), và điều này cũng đúng với tất cả các nhóm vết tối trong một bán cầu của Mặt Chu kỳ hoạt động của Mặt Trời Trời. Ở bán cầu kia là cảnh tượng ngược lại: những vết tối chủ đạo trong các nhóm sẽ có cực tính nam, còn nhìn vết liền kề có cực tính bắc. Nhưng hoá ra, khi xuất hiện những vết tốt thế hệ mới (của chu kỳ tiếp theo) cực tính của những vết tối chủ đạo thay đổi ngược lại! Cách nhau  một chu kỳ, các vết chủ đạo sẽ quay về cực tính cũ. Và như thế, chu kỳ "đích thực" của Mặt Trời có sự khôi phục cực từ tính cũ của các vết tối chủ đáo, thực tế, là kéo dài không phải là 11, mà là 22 năm (tất nhiên là tính trung bình).

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/470-02-633330755382456259/Anh-huong-cua-Mat-Troi-toi-Trai-Dat/Cac-ch...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận