HẢI VƯƠNG TINH VÀ TRITÔN – VƯƠNG QUỐC CỦA BĂNG GIÁ
Việc khám phá ra sao Hải Vương thực sự là thành công rực rõ của cơ học thiên thể: sự tồn tại của nó trong hệ Mặt Trời trước hết đã được các nhà lý luận ''tính toán'' và chỉ sau đấy người ta mới phát hiện ra hành tinh này trên bầu trời chính tại nơi đã dự đoán.
Các cuộc quan sát Thiên Vương tinh được phát hiện vào cuối thế kỷ XVIII, tưởng như đã tạo điều kiện xây dựng một lý thuyết chính xác về chuyển động của nó, tức là lập ra các bảng biểu về vị trí của hành tinh vào những thời điểm đã xác định từ trước. Tuy nhiên người ta đã không thực hiện được điều đỏ: vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX, Thiên Vương tinh cứ ương bướng chạy nhanh hơn, còn vào các năm sau đó nó lại tụt lại so với các vị trí đã được tính toán trước. Để hiểu nguyên nhân hành động ''khó bảo'' này của Thiên Vương tinh, các nhà bác học đã đưa ra kết luận rằng đằng sau nó còn một hành tinh nữa trong hệ Mặt Trời: bằng sức hút của mình, hành tinh đó đã làm cho Thiên Vương tinh chuyển động chệch khỏi đường đi của nó. Nhưng để tìm ra hành tinh bí ẩn đó cần phải dựa theo độ sai lệch của Thiên Vương tinh so với các vị trí đã tính toán để biết đặc tính chuyển động, và vị trí của hành tinh mới trên bầu trời.
Hai nhà bác học trẻ - một người Anh tên là Giôn Ađamxơ và một người Pháp tên là Uôcbanh Lơ Vêriê – đã bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ khó khăn này. Cả hai nhà bác học đều đạt được các kết quả giống nhau, nhưng Ađamxơ đã không gặp may: người ta không tin vào các phép tính toán của ông và cũng không thực hiện các quan sát. Ngược lại, ngay sau khi nhận được thư của Lơ Vêriê, trong đó có thông báo về vị trí được dự đoán của một hành tinh bí ẩn nhà quan trắc người Đức lôhan Galê đã bắt đầu tìm kiếm. Ngay hôm sau, ngày 23-9-1846 ông đã phát hiện một thiên thể có đa tròn rất rõ mà toạ độ của nó khác với các toạ độ của những ngôi sao đã biết. Như vậy, ''bắt đầu từ ngòi bút'', hành tinh lớn thứ tám trong hệ Mặt Trời đã được khám phá và có tên gọi là Hải Vương tinh (trong các ngôn ngữ phương Tây là Neptune, vị thần biển trong thần thoại La Mã).
Hải Vương tinh hầu như không thay đổi độ sáng, nó tương ứng với ngôi sao cấp 8. Như vậy có thể nhìn thấy hành tinh này bằng một ống nhòm loại tốt nhưng cần phải biết chính xác là tìm nó ở vị trí nào trên bầu trời.
Trong khí quyển của sao Hải Vương (cũng như của sao Thiên Vương) ít khí hyđrô và khí hêli hơn trong khí quyển của sao Mộc và sao Thổ, còn màu xanh biếc rất đẹp của nó là do khí mêtan trong khí quyển đã hấp thụ tốt các tia sáng mầu đỏ. Trên Hải Vương tinh ta nhận thấy các vết của khí xoáy tản (xoáy nghịch, có tâm là vùng áp cao). Vết lớn nhất trong số đó gọi là Vết Tối Lớn. Nó được tô điểm bởi các đám mây trắng ở mép, thời gian tuần hoàn của vật chất trong nó là 16 ngày.
Về cấu tạo và thành phần thì Hải Vương tinh giống Thiên Vương tinh. Nó nặng hơn một chút, còn bấn kính của nó gần như bằng bán kính Thiên Vương Tinh. Từ trường của Hải Vương tinh có cường độ tương đương với từ trường Trái Đất. Cực điện từ của hành tinh lệch xa cục địa lý là 47o.
Hải Vương tinh bò như rùa xung quanh Mặt Trời theo một vòng tròn khổng lồ có bán kính to gấp 30 lần bán kính quỹ đạo Trái Đất. Đến năm 1999 Hải Vương tinh là hành tinh nằm ngoài cùng của hệ Mặt Trời, bởi vì Diêm Vương Tinh, khi chuyển động theo quỹ đạo với khoảng lệch tâm lớn, vào thời kỳ này lại nằm ở bên trong quỹ đạo của Hải Vương Tinh.