SAO CHỔI CÓ PHẢI SẼ VA PHẢI MẶT TRỜI KHÔNG?
Trên các tờ báo đã từng đăng một tin sửng sốt, đại ý là: Chiều ngày 30/8/1979, một vệ tinh nhân tạo khi quan trắc thực nghiệm về gió trên mặt trời đã tình cờ quan trắc được hiện tượng kỳ lạ khi sao chổ va phải mặt trời. Lúc đó, sao chổi đang đâm về phía mặt trời với tốc độ 280 km/s, đuôi sao chổi dài 5 triệu km.
Đây là một ngôi sao chổi đi qua mặt trời rất hiếm thấy, nó được vệ tinh nhân tạo phát hiện đầu tiên. Loại sao chổi này có chiếc đi xuyên qua vòng tròn vàng nhạt có nhiệt độ cao ở xung quanh mặt trời và bay lướt nhanh qua mặt trời; Có chiếc lại đâm thẳng vào mặt trời rồi mất hút.
Ngôi sao chói lướt qua mặt trời vào năm 1979 đã bước trên “Con đường không trở lại”. Theo số liệu quan trắc được vệ tinh nhân tạo gửi về thì vào ngày 31/8, nó sẽ đến điểm cận nhật điểm gần mặt trời, điểm cận nhật của nó cách trung tâm mặt trời chỉ có 0.001 đơn vị thiên văn, khoảng 150.000km, do bán kính của mặt trời là khoảng 700.000km, thì hiển nhiên điểm cận nhật của ngôi sao chổi đi qua mặt trời /à nằm ở bên trong mặt trời, cách tầng bề mặt dưới của mặt trời khoảng 550.000km. Xem ra, ngôi sao chổi này dù thế nào cũng không thể xuyên qua mặt trời để đến gần điểm cận nhất được; Đường đi của nó chỉ có thể lao thẳng về phía mặt trời một cách tuyệt vọng.
Hiện tượng sao chổi đi qua mặt trời và đâm vào mặt trời không phải là ít. Ngôi sao gặp phải tai họa này còn có ngôi sao chổi ''1887I'', điểm cận nhật của quỹ đạo ngôi sao chổi đi qua mặt trời này cách trung tâm mặt trời chỉ có 27.000km, khi nó còn cách xa điểm cận nhật thì tai hoạ đã giáng xuống rồi. Trước tiên là khi đầu sao chổi va phải mặt trời thì ''bụi bay mù mịt'', chiếc đuôi sao chổi tàn tật cũng chỉ tồn tại được 1,2 tuần là biến mất, không hình không dáng.
Hai ngôi sao chổi đi qua mặt trời vào năm 1979 và 1887 đều là thành viên của gia tộc sao chổi đi qua mặt trời Crupz, những thành viên của gia tộc sao chổi này đã được biết ít nhất có 13 ngôi. Nói chung, chúng đều vận hành trên quỹ đạo giống nhau, từ 100.000km đến vài trăm nghìn km. Nếu chúng ta gọi một nhóm sao chổi là ''những kẻ lang thang'' của hệ mặt trời, thì sao chổi đi qua mặt trời chính là ''Kẻ mạo hiểm''.
Do những kẻ mạo hiểm này có khả năng chạy đến chỗ rất gần mặt trời, chúng đã giữ một số kỷ lục thiên văn hiếm có nhất. Năm 1680 khi ngôi sao chổi lớn đi qua điểm cận nhật, cách bề mặt mặt trời chỉ có 230.000km, trong khoảng thời gian này, độ sáng của nó đạt cấp sao 18, sáng hơn 100 lần so với khi trăng tròn. Cho đến nay, chưa có thiên thể nào khác (trừ mặt trời) có cấp thị tinh vượt quá nó. Chu kỳ xoay chuyển của ngôi sao chổi này được cho là cũng rất dài, 8800 năm. Khi sao chổi đi qua mặt trời ''1843I'' đi qua điểm cận nhật, nó chỉ cách bề mặt mặt trời 130.000km, 4 ngày sau, nó hình thành một chiếc đuôi sao chổi dài bất ngờ, dài đến 320 triệu km, cho đến nay vẫn là kỷ lục dài nhất về đuôi sao chổi.