GIÁO DỤC VÀ BẢN SẮC SINGAPORE
Rõ nét hơn các thể chế xã hội khác, hệ thống giáo dục ở đây thể hiện tâm nhìn của những người lãnh đạo Singapore, với việc đặt trọng tâm vào các mặt như giá trị, sự cạnh tranh, công nghệ và các chuẩn mực quốc tế và đồng thời cũng không dành đặc quyền đặc lợi cho bất kỳ một bộ phận riêng lẻ nào trong xã hội. Người Singapore, dù thuộc bất kỳ sắc tộc nào hay tầng lớp nào trong xã hội đều được đến trường, và hệ thống giáo dục ở đây có tác động sâu rộng đến từng gia đình. Hầu hết các vấn đề chính trị trong nước, như mối quan hệ giữa các công đồng sắc tộc, sự tranh đua vào các vị trí then chốt, những kế hoạch đảm bảo an ninh cho nhân dân và đất nước và việc phân phối các tài nguyên qúy hiếm, tất cả đều được phản ánh trong nhà trường và trong chính sách giáo dục. Nhiều chính sách giáo dục được đặt ra vào thập niên 1980 như việc dùng tiếng Anh để giảng đay, việc chuyển các trường học của người Malaya, người Hoa và người thuộc giáo phái Anh thành những trường công lập tiêu chuẩn, hoặc sự kết hợp giữa chính sách mở cửa rộng rãi và chế độ thi cử khắt khe ở nhà trường, tất cả đều và kết quả của những cuộc tranh cãi và xung đột chính trị kéo đài. Với quyết tâm của phụ huynh là cho con em họ phải thành công trong học tập và với sự tranh đua cho con em vào học các trường có kết quả thi cứ cao, các gia đình ở đây đã thể hiện những giá trị và những mục tiêu rõ nét của họ. Cuộc đấu tranh giành sự thành đạt trọng học vấn, trong đó có cả việc cho con em học thêm ở các trường tư thục đặc biệt để chuẩn bị cho những kỳ thi hóc búa, cũng thể hiện sự phân cấp xã hội và sự nỗ lực đổi mới, một nét đặc trưng của xã hội hiện đại. Chính ở trong nhà trường, hơn là ở bất kỳ thể chế nào khác, những giá trị trừu tượng của tình trạng đa chủng tộc và của bản sắc Singapore đã có được một định dạng rất cụ thể.