TẠI SAO MÁY NGỬI MÙI LẠI CÓ THỂ
PHÂN BIỆT ĐƯỢC CÁC LOẠI KHÍ?
Hiện nay, trong phòng khách và hành lang của các khách sạn đều lắp máy cảnh báo sương mù, khói, khi phát sinh hỏa hoạn, nó liền tự động báo động. Trong nhà bếp của một số gia đình còn lắp máy khử mùi khí ga (hoặc khí hóa lỏng), khi bị rò gỉ khí có thể báo động hoả hoạn. Khi mà mũi chúng ta chưa ngửi thấy thì máy hút mùi đó đã nhanh chóng phát hiện ra và phát ra tín hiệu cảnh báo, hệ thống cảnh báo do các linh kiện điện tử hợp thành, tại sao lại có thể ngửi được các mùi khói, ga, và các thể khí có thể cháy khác?
Thì ra, loại ''mũi điện tử'' có khả năng ngửi này do một loại “nguyên liệu điện trở nhạy cảm với khí” tạo thành. Lúc đầu, khi các nhà khoa học nghiên cứu tính chất bán dẫn của sứ oxy hóa đã từng phát hiện, sau khi thêm một số tạp chất, các điện trở biến đổi theo các thành phần khác nhau của các thể khí xung quanh nó. Nếu như chế nó thành dạng đầu, căn cứ vào sự biến hóa của điện trở có thể dự đoán ra sự tồn tại ở môi trường xung quanh là loại thể khí gì, loại nguyên liệu này được gọi là “điện trở nhạy cảm với khí”. Ví dụ, điện trở nhạy cảm với khí tổng hợp có chứa thiếc oxyt khi gặp phải cachon oxyt hoặc lớp khói mù, tỷ lệ dẫn điện sẽ biến đổi một cách rõ rệt; Bộ điện trở nhạy cảm có chứa sắt oxyt hoặc kẽm oxyt lại vô cùng nhạy với các loại khí tự nhiên có thành phần chủ yếu là metan và khí hóa lỏng có thành phần chủ yếu là butan, antan B. Các loại linh kiện điện trở nhạy cảm với các loại khí khác nhau, thông qua sự biến đổi tần suất dẫn điện thì có thể ''ngửi'' ra và phân biệt được rất nhiều loại thể khí mà mũi con người không thể phân biệt được và không dễ gì phát hiện ra được, ví dụ như khí hyđrô, cacbon oxyt, ni tơ oxyt, amoniắc, metan, etylen, benzen, floliăng...
Vật liệu nhạy cảm với khí luôn là một thành viên trong đại gia đình nguyên liệu nhạy cảm, ngoài nguyên liệu nhạy cảm với khí, còn có nguyên liệu nhạy với điện, nguyên liệu nhạy với âm thanh, nguyên liệu nhạy với ánh sáng, nhạy với từ... Những vật liệu này do có một số đặc tính vật lý và hóa học, nên có phản ứng nhanh nhạy với các biến đổi của điện, âm thanh, ánh sáng, từ, nhiệt. Hiện nay, nguyên liệu nhạy cảm mới được sử dụng nhiều nhất là từ oxy hóa, các loại bán dẫn và màng hữu cơ.
Ngày nay, vật liệu nhạy cảm là nguyên liệu chế tác không thể thiếu trong kỹ thuật điều khiển tự động, kỹ thuật nhạy cảm từ xa và các kỹ thuật kiến tra trắc nghiệm, chúng có thể thay thế và mở rộng thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác của con người, từ đó trở thành trợ thủ đắc lực cho con người trong các lĩnh vực như chữa bệnh, gia đình, sản xuất, khoa học kỹ thuật.