TẠI SAO MẶT TRĂNG KHI TRÒN KHI KHUYẾT?
Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy, có hình dạng thay đổi từng ngày trong tháng, có lúc nó giống như chiếc đĩa tròn, có lúc lại khuyết một nửa, có lúc lại giống chiếc lưỡi liềm cong cong.
Tại sao mặt trăng có lúc tròn, có lúc lại khuyết?
Chúng ta biết rằng, mặt trăng là một vệ tinh vận động xoay quanh trái đất, nó vừa không phát nhiệt lại không phát ra ánh sáng. Trong không gian vũ trụ đen tối, mặt trăng nhờ vào ánh sáng mặt trời phản xạ, thế nên chúng ta mới có thể nhìn thấy nó.
Trong quá trình mặt trăng vận động quay quanh trái đất, vị trí tương đối của nó, mặt trời và trái đất không ngừng có những sự thay đổi. Khi nó chuyển động vào giữa trái đất và mặt trời, mặt trăng sẽ đối điện với một mặt của trái đất nên không thể chiếu một chút sáng tới mặt trời. Lúc này, chúng ta không nhìn thấy nó, đấy chính là một tháng mới, và được gọi là sóc (mùng 1).
Hai, ba ngày sau tháng mới, theo quỹ đạo, mặt trăng chuyển động dần dần qua một góc, nó chạy theo viền một mặt cua trái đất, dần dần được mặt trời chiếu sáng, vì thế chúng ta mới nhìn thấy mặt trăng cong như cái móc trên bầu trời.
Sau đó, mặt trăng tiếp tục chuyển động quanh trái đất, nó hướng về mặt bên này của trái đất và phần được chiếu tới mặt trời ngày càng nhiều, thế là mặt trăng cong cong cũng ngày một ''béo' ra. Đến ngày thứ 7, thứ 8, mặt trăng hướng về mặt này của trái đất, có một nửa chiếu đến ánh sáng mặt trời, vì vậy vào buổi tối chúng ta sẽ nhìn thấy 1/2 mặt trăng. Đây chính là trăng thượng huyền.
Sau khi trăng thượng huyền, mặt trăng dần dần chuyển động tới mặt đối diện với mặt trời. Lúc này, nó hướng về mặt này của trái đất và chiếu đến ánh sáng mặt trời ngày càng nhiều, vì vậy mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy cũng ngày một tròn hơn. Đến khi mặt trăng chuyển động hoàn toàn đến mặt đối diện với mặt trời thì cũng chính là lúc mặt trăng chiếu toàn bộ tới mặt trời theo hướng mặt bên này của trái đất, chủng ta sẽ nhìn thấy một vầng trăng tròn vằng vặc. Đây chính là trăng đầy, gọi là vọng (ngày rằm).
Sau khi trăng tròn, mặt trăng hướng về mặt bên .này của trái đất và lại có một phần dần dần không chiếu tôi ánh sáng mặt trời nữa, thế là mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy lại bắt đầu ''gầy'' đi, 7 ~ 8 ngày sau khi trăng tròn, chúng ta lại chỉ nhìn thấy 1/2 mặt trăng trên bầu trời, đây chính là trăng hạ huyền.
Sau trăng hạ huyền, mặt trăng lại tiếp tục ''gầy'' đi. Qua 4 ~ 5 ngày sau chỉ còn lại hình một chiếc lưỡi liềm cong cong. Sau đó mặt trăng dần biến mất hoàn toàn, một tháng mới lại bắt đầu.
Sự biến đổi tròn khuyết của mặt trăng là do mặt trăng vận động quanh trái đất, bản thân nó lại không phát sáng mà chỉ phản xạ lại ánh sáng mặt trời.