TẠI SAO QUẢ CẦU QUAY LẠI CÓ THỂ TỰ ĐỘNG TRỞ VỀ TAY?
Khi cầu ở trong tay, động năng của cầu bằng không, thế năng là lớn nhất. Khi cầu được đập ra từ trong tay, cầu quay bắt đầu một bên xoay một bên chuyển động xuống dưới và dưới tác dụng của trọng lực, càng quay càng nhanh, động năng liên tục tăng đồng thời cầu quay liên tục rơi xuống theo vị trí, thế năng giảm liên tục, lúc này, thế năng của cầu quay đã biến thành động năng. Chờ cho đến khi cầu quay xoay tới điểm thấp nhất, động năng của cầu quay là lớn nhất còn thế năng nhỏ nhất, lúc này, cầu quay quay nhanh nhất. Sau khi đến điểm thấp nhất cầu quay lại cuốn theo dây thừng chuyển động lên, để dây thừng quấn tròn theo hướng ngược lại trên trục ngắn như lúc đầu. Cùng với quay trở lên của cầu quay mà vận tốc chuyển động của nó càng ngày càng chậm, lúc này động năng của cầu quay lại liên tục chuyển đổi thành thế năng, mãi đến khi cao nhất thì dừng chuyển động, động năng của cầu quay là không, thế năng lại là lớn nhất.
Theo định luật bảo vệ cơ năng vĩnh hằng, khi không có ngoại lực hoặc ngoại lực làm việc bằng không thì cơ năng của vật thể luôn không thay đổi. Như vậy cầu quay quay trở lại vị trí bạn đầu. Nhưng, trong chuyển động xoay lên xoay xuống của cầu quay do lực cản của không khí và lực ma sát giữa dây thừng và trục ngắn có thể mất đi một phần năng lượng, nếu không bổ sung năng lượng thì cầu quay không lên được độ cao ban đầu. Do đó, khi chơi cầu quay phải có kỹ xảo nhất định, liên tục bổ sung chút năng lượng cho cầu quay. Làm thế nào để bổ sung năng lượng? Khi cầu quay quay đến điểm thấp nhất, ngay khi dây thừng bắt đầu cuốn lên trên dùng tay kéo dây thừng lên trên rồi lại đập xuống làm cho tốc độ quay của cầu quay càng nhanh hơn, tăng thêm chút động năng. Như vậy, cầu quay sẽ liên tục quay lên quay xuống.