TẠI SAO TÀU THỦY CHẠY NGƯỢC DÒNG ĐỂ VÀO BỜ?
Nếu bạn ngồi trên tàu thủy thì sẽ phát hiện một hiện tượng rất thú vị: mỗi lần tàu thủy muốn vào bờ luôn phải hướng mũi tàu vào dòng nước chảy, chạy xiên về phía bến tàu một cách chầm chậm, sau đó mới lại cập bến an toàn. Điều đặc biệt là theo dòng mới đỗ được tàu, khi nó đến nơi cần đỗ thì không lập tức vào bờ ngay mà phải chạy quanh một vòng để cho tàu lái theo hướng ngược dòng sau đó mới chầm chậm vào bờ.
Trong này có vấn đề toán học rất đơn giản, bạn không gặp khó khăn khi tính toán một chút. Giả dụ tốc độ của dòng nước là 3000 m/giờ, khi tàu muốn vào bờ thì động cơ đã tắt, tốc độ của tàu là 4000 m/giờ lúc này phải theo dòng, mỗi một giờ tàu đi được mấy nghìn mét? Có phải ngược dòng không?
Buột miệng là bạn sẽ có câu trả lời đó chính là: Khi theo dòng, mỗi giờ tàu đi được 7000 mét, khi ngược dòng mỗi giờ tàu đi được 1000 mét.
Mặc dù muốn cho tàu dừng lại thì tàu sẽ dễ dừng lại ở tốc độ 7000 m/giờ hay là dễ dừng lại ở tốc độ 1000 m/giờ. Dĩ nhiên là tốc độ tàu càng chậm thì càng dễ dừng.
Như vậy để thấy, để tàu thủy vào bờ ngược đòng thì có thể lợi dụng tác dụng ''phanh'' một phần cản trở của dòng nước đối với tàu. Dĩ nhiên, tàu thủy cũng trang bị thiết bị và động lực của ''phanh''. Ví dụ, khi tàu thủy vào bến hoặc xảy ra tình hình khẩn cấp trong quá trình chạy thì phải lập tức dừng lại để có thể thả neo. Đồng thời, động cơ chính của tàu còn có thể lợi dụng tác dụng cho tàu chạy lùi để ''phanh''.