TẠI SAO SẮT LẠI GỈ?
Sắt là một loại kim loại dễ bị gỉ. Các đồ sắt thời cổ đại bày trong bảo tàng dường như là không có cái nào không bị gỉ lốm đốm. Dao thái rau mấy tháng không dùng thì sẽ bị gỉ hết. Hàng năm, trên thế giới có hàng chục triệu tấn sắt thép biến thành sắt gỉ.
Sắt dễ bị gỉ, ngoài việc do tính chất hóa học của nó rất linh hoạt ra, còn có quan hệ với điều kiện ngoại cảnh. Thủy phân cũng là một trong những tác nhân khiến sắt bị gỉ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: nếu để trong không khí tuyệt đối không có nước trong vài năm cũng không bị gỉ. Nhưng, chỉ có nước không thì cũng sẽ không làm cho sắt bị gỉ. Nếu để sắt vào trong một chiếc bình đựng nước chưng cất đun sôi và được đậy kín thì sắt cũng sẽ không bị gỉ. Thì ra, chỉ khi oxy và nước cùng tác dụng thì mới làm cho sắt bị gỉ. Thành phần của gỉ sắt phức tạp, chủ yếu là Fe2O3, FeOH, FeCO3 dạng kiềm.
Gỉ sắt vừa xốp lại vừa mềm, giống như một miếng bọt biển. Sau khi một miếng sắt bị gỉ hết, thể tích của nó có thể nở to gấp 8 lần. Gỉ sắt dạng xốp rất dễ bị hấp thụ nước và như vậy sẽ làm cho sắt bị hỏng nhanh hơn.
Còn có rất nhiều nhân tố cũng làm cho sắt dễ bị gỉ, ví dụ như trong nước có muối; bề mặt của các sản phẩm làm từ sắt không sạch, thô ráp; trong sắt có chứa nhiều tạp chất như cacbon…
Con người đã nghĩ ra nhiều cách để bảo vệ sắt thép. Phương pháp chống gỉ thông thường nhất là ''mặc áo'' cho sắt, tức quét sơn hoặc mạ những loại kim loại không dễ bị gỉ khác lên bề mặt của sắt. Ví dụ, xe con mặc một lớp sơn sáng bóng, trên ống khí nóng quét một lớp sơn nhôm, sắt mạ thiếc dùng làm đồ hộp, bề mặt của các tấm tôn mạ một lớp kẽm.
Phương pháp triệt để hơn là tiêm ''thuốc trợ lực'' cho sắt, tức là cho thêm các kim loại khác vào để làm thành hợp kim. Inox nổi tiếng như cồn, chính là hợp kim được tạo ra sau khi cho thêm một chút niken và crom vào sắt.