TẠI SAO TÀU VŨ TRỤ CHỞ NGƯỜI
PHẢI CÓ HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CUỘC SỐNG?
Tàu vũ trụ chở người và vệ tinh nhân tạo túy có rất nhiều chỗ giống nhau, nhưng có một đặc điểm khác nhau lớn nhất, chính là tàu vũ trụ có hệ thống bảo đảm cuộc sống. Đây là do tàu vũ trụ chở người gánh trách nhiệm nặng nề là đưa người lên vũ trụ.
Hệ thống bảo đảm cuộc sống trong tàu vũ trụ chở người dùng để bảo đảm an toàn cho hoạt động của con người trong vũ trụ, đồng thời cung cấp môi trường sống và môi trường làm việc thích hợp. Trong khoang kín của tàu vũ trụ chở người, nhiệt độ khoảng 20oC, áp suất không khí gần bằng áp suất tiêu chuẩn, tức là khoảng 101at; Thành phần không khí trong khoang thì oxy chiếm khoảng 21%, Nitơ chiếm khoảng 78%, cũng gần tương tự như ở trên trái đất. Hệ thống bảo đảm cuộc sống đồng thời còn có chức năng làm sạch khí cacbonnic bất kỳ lúc nào, đồng thời bảo đảm cung cấp lượng nước cần thiết cho người và thiết bị, nước này có thể được mang từ dưới trái đất lên, hoặc được tái sinh trong tàu vũ trụ. Đương nhiên, hệ thống bảo đảm cuộc sống còn bao gồm việc tiến hành thu nhặt và xử lý phế liệu (chất thải của con người và chất thải sinh hoạt).
Y học vũ trụ là y học cơ sở của kỹ thuật bảo đảm cuộc sống. Nó chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của vũ trụ đối với cơ thể con người, đồng thời tìm ra biện pháp phòng hộ có hiệu quả, để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho phi công vũ trụ, và hiệu suất làm việc của phi công trong vũ trụ.
Cũng như vậy, khi phi công vũ trụ rời khỏi thiết bị vũ trụ chở người để tiến hành hoạt động ngoài khoang tàu, trên người họ mặc bộ quần áo du hành vũ trụ, cũng có một phần chức năng bảo vệ cuộc sống đơn giản.
Vệ tinh sinh vật và tên lửa sinh vật dùng để làm thí nghiệm trên thực vật và động vật cũng phải có hệ thống bảo đảm cuộc sống, chức năng của nó cũng gương như hệ thống bảo đảm cuộc sống trên thiết bị vũ trụ chở người, nhưng sự hợp thành của hệ thống này đơn giản hơn một chút.