TẠI SAO PHẢI DÙNG ĐỘNG VẬT
ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM TRÊN KHÔNG?
Trước khi con người tiến vào vũ trụ, để thăm dò xem con người sẽ gặp phải những vấn đề gì trong bầu trời, con người liền bắt đầu dùng động vật để làm ''tiên phong mở đường''.
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Mỹ và Liên Xô trước đây đều bắt đầu thực nghiệm đưa động vật vào tên lửa lên bầu trời. Từ tháng 6 năm 1948 tháng 9 năm 1949, Mỹ đã 4 lần dùng tên lửa ''V - 2'' đưa khỉ lên độ cao hơn 60km. Tháng 5/1952, Mỹ lại một lần nữa phóng tên lửa sinh vật, trong đó đã thành công khi đưa hai con khi trở về. Trong vòng 10 năm từ năm 1949 ~1958, Liên Xô trước đây đã tổng cộng phóng 31 lần tên lửa sinh vật, đưa 42 con khỉ lên bầu trời. Mục đích của những thực nghiệm này đều là để biết rốt cuộc động vật có thể chịu đựng được độ gia tốc là bao nhiêu.
''Tiên phong mở đường'' thật sự vào bầu trời trong động vật là một con chó có tên là ''Laica''. Ngày 3/11/1957, Liên Xô trước đây đã phóng vệ tinh nhân tạo thứ hai là ''Bạn bè'', trong khoang vệ tinh của vệ tinh này có mang chú chó nhỏ Laica. Do lúc đó không có cách nào làm vệ tinh quay trở về, nên ngày thứ 6 sau khi Laica vào không trung thì nó đã chết. Ba năm sau, tháng 8/1960, vệ tinh ''Bạn bè thứ 5'' lại mang hai chú chó nhỏ vào không trung, đồng thời sau hai ngày hai đêm đã bình an trở về mặt đất. Bắt đầu từ tháng 12/1959, Mỹ cũng đã nhiều lần dùng tàu vũ trụ kiểu vệ tinh ''Thủy tinh'' đưa khỉ và hắc tinh tinh lên không trung. Những thực nghiệm này đều chứng minh, động vật hoàn toàn có thể thích ứng với môi trường sinh hoạt trên không, tiêu trừ mọi lo lắng khi con người bay vào vũ trụ.
Vào giữa những năm 60, Trung Quốc bắt đầu phóng tên lửa sinh vật, chuột bạch lớn, chuột bạch nhỏ và chó trở thành đối tượng thí nghiệm. Vệ tinh phản hồi của Trung Quốc cũng nhiều lần mang theo những động vật nhỏ đi du ngoạn bầu trời. Những thực nghiệm vũ trụ của những động vật này đã đặt nền móng rất tốt cho tàu vù trụ chở người của Trung Quốc.
Đại quân đưa vào thực nghiệm trong vũ trụ còn có các loại động vật nhỏ như cá, kiến, ếch, chúng đều có cống hiến trong việc nhân loại chinh phục vũ trụ. Thành công của thực nghiệm đưa động vật lên vũ trụ đã đẩy nhanh thời đại đưa con người lên vũ trụ.