Tài liệu: Tại sao khi đốt pháo lại phát ra những âm thanh ''đùng đoàng''?

Tài liệu
Tại sao khi đốt pháo lại phát ra những âm thanh ''đùng đoàng''?

Nội dung

TẠI SAO KHI ĐỐT PHÁO LẠI PHÁT RA

NHỮNG ÂM THANH  ''ĐÙNG ĐOÀNG''?

 

''Pháo'' là một đặc sản của đất nước Trung Quốc, còn gọi là pháo trúc, pháo có rất nhiều loại khác nhau có loại cỡ lớn, có loại cỡ nhỏ, có loại có tiếng nổ đơn, có loại có tiếng nổ kép... pháo phát ra tiếng nổ nhỏ ''đẹt'' gọi là pháo tép; pháo mà phát ra âm thanh ''vút - đoàng'' đó là pháo ''chỉ thiên'', loại pháo này khi bay lên không trung mới phát ra tiếng nổ. Trên đầu của mỗi quả pháo đều đính một cái ''ngòi pháo'', ngòi pháo được kéo dài đến tận thuốc pháo. Chỉ cần châm ngòi, thì ngọn lửa sẽ di chuyển đến tận thuốc pháo và gây ra hiện tượng ''pháo nổ”. Một bánh pháo thường thường là do vài chục hoặc vài trăm quả kết thành. Ngòi của chúng được kết lại với nhau bởi một ngòi thành dài từ trên xuống dưới, do đó chỉ cần châm một ngòi thì các ngòi khác cũng lần lượt được tiếp lửa. Sau đó sẽ phát ra một chuỗi những âm thanh ''đùng đùng, đoàng đoàng''.

Pháo tại sao lại phát ra âm thanh? Bóc một quả pháo ra thì chúng ta sẽ hiểu được hết, vòng ngoài cùng của quả pháo là một lượt giấy đỏ, dòng giấy này là để trang trí, vòng bên trong là những vòng giấy bản, phía trong cùng thì có ''bột đen'' - thuốc pháo.

Thuốc pháo chính là một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Ngay từ đời nhà Đường (năm 682 sau công nguyên) thì học giả Tôn Tư Mạc đã viết ra quyển sách ''Đôn Kinh''. Nội dung của quyển sách là nói về cách chế thành thuốc pháo. Đến cuối đời nhà Đường thì Đặng Phiên Công đã sử dụng qua ''phi hỏa''. “Phi hỏa” là loại pháo pháo đại bác ra đời sớm nhất. Sau khi cho thuốc pháo vào trong lòng pháo châm lửa, dưới áp lực lớn sẽ gây ra tiếng nổ lớn, khi đó đạn sẽ được bắn đến nơi có địch. Đến thời kỳ Tống Thái Tổ năm (969) thì Nghĩa Phương đã thành công trong việc ứng dụng thuốc nổ vào tên lửa. Sau đó còn phát minh ra ''súng kíp”, ''pháo sét'' đều dùng thuốc nổ để làm thuốc phóng.

Text Box:  Đến triều đại nhà Nguyên (năm 1228), quân đội thành Cát Tư Hãn đã xuất quân đánh dẹp quân Ả Rập ở phía Tây Châu Á, và bí mật về loại thuốc nổ đen mới được truyền từ Trung Quốc đến Ả Rập. Trong sách sử của Ả Rập đã ghi lại việc quân đội Trung Quốc sử dụng ''pháo sắt'' và ''sấm thần thiên''. Đến thế kỷ 14, khi mà các nước Châu Âu tiến hành xâm lược Ả Rập thì mới lần đầu tiên được nghe tới ''thuốc nổ đen''. Từ đó người Châu Âu mới biết được cách chế ra thuốc nổ.

Thuốc nổ đen dùng lưu huỳnh, bột than củi và nitơrát kali chế thành. Sau khi dùng diêm đốt cháy ngòi nổ, thì thuốc nổ bên trong bị đốt cháy, lập tức sinh ra một loạt những phản ứng hóa học. Dưới tác dụng của lưu huỳnh, than củi và nitơrát-kali sẽ phóng ra một lượng nhiệt rất lớn, chính vì vậy đã sinh ra rất nhiều loại khí thể như cacbon đioxít, nitơ đioxít. Do đó, nó làm cho thể tích của thuốc nổ tăng lên hơn 1000 lần, mặt ngoài được quấn chặt bởi những vòng giấy bản, khi đó quả pháo không chịu được sự tăng lên của thể tích, sẽ phát ra tiếng nổ ''đoàng''. Và đó chính là nguyên nhân tại sao pháo lại nổ.

Pháo sau khi nổ sẽ bay ra một làn khói trắng, đó chính là do khi thuốc nổ được đốt cháy sẽ sinh ra một loại bột màu trắng - kali clorua. Cách đây vài trăm năm, thuốc nổ được dùng trong các cuộc chiến tranh đều là ''thuốc nổ đen'', bởi vậy mà khi đó thường thường là có khói trắng.

Bây giờ thì trong những ngày tết, ngày khai trương cửa hàng, thì có rất nhiều người thích đốt pháo để biểu thị sự chúc mừng. Những tập tục truyền thống ấy tuy là đem lại cho con người ta một không khí vui vẻ, náo nhiệt, song nó lại thường mang lại một vài tai nạn rất nguy hiểm.

Pháo sau khi đốt sẽ thải ra một lượng khói lớn có tính kích thích. Trong đó thì khí cacbon đioxít, nitơ đioxít đều là những chất oxy hóa có tính ăn mòn lớn, nó kích thích rất lớn đến đường hô hấp của con người, làm cho chúng ta có thể bị ho và bị viêm phế quản. Ngoài ra thì ''pháo'' là một loại dễ cháy dễ nổ, bởi vậy mà trong quá trình vận chuyển, cất giữ, chế tạo thì đều có thể xảy ra hiện tượng nổ ngoài ý muốn, gây ra những hậu quả như thương vong đối với người, hỏa hoạn. Đốt pháo vào buổi sáng là một trong những nhân tố phá hoại môi trường chung. Khi đốt một số lượng lớn ''pháo'' thì trên mặt đất sẽ lưu lại rất nhiều giấy vụn, bên. cạnh đó còn thải ra ngoài không trung một lượng lớn khói độc. Chính vì vậy sẽ gây ra ô nhiễm cho môi trường sống của con người. Cùng với sự nhận thức đúng đắn của con người về những tác hại của pháo, thì nhất định sẽ tìm ra một hình thức hợp lý trong khi ''chúc mừng'' để thay thế những tiếng nổ vừa chói tai lại ô nhiễm môi trường của pháo.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366171245277500/Hoa-hoc/Tai-sao-khi-dot-phao-lai-phat-ra-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận