Tài liệu: Tại sao diêm khi cọ xát lại phát ra lửa?

Tài liệu
Tại sao diêm khi cọ xát lại phát ra lửa?

Nội dung

TẠI SAO DIÊM KHI CỌ XÁT LẠI PHẢT RA LỬA?

 

Diêm là một vật rất dễ cháy, thành phần chủ yếu ở đầu que diêm là Stibi lưu hóa và kali clorua, thân của nó làm bằng gỗ của cây bạch dương hoặc là gỗ cây thông, các mặt của nó được thấm ướt bởi paraphin và nhựa côlôphan, các cạnh bao diêm thì bôi bột thuỷ tinh và lân đỏ vào. Khi bạn cầm que diêm quẹt vào cạnh của hộp diêm, thì đầu que diêm thấm lân đỏ, và đầu lân đỏ đó vừa nhận ma sát thì sinh lửa. Chất kali clorua do nhận được nhiệt mà phóng thích không khí và nó rất nhanh đốt cháy stibili hóa. Như vậy thì thông qua một tiếng nổ nhỏ sẽ sinh ra lửa.

Quá trình đốt cháy đầu que diêm diễn ra rất nhanh, nhưng nó lại đủ khả năng để đốt cháy hết cả một que diêm. Thời gian đốt cháy cả một que diêm thì sẽ kéo dài được một lúc, bởi vậy mà chúng ta có đủ thời gian để đi châm các vật chất khác.

Con người chúng ta tạo ra lửa bằng diêm là rất thuận tiện, chỉ cần “quẹt” một cái là đã tạo ra lửa: Cách đây khoảng vài trăm năm trước thì con người vẫn chưa biết dùng đến ''diêm'', bởi vậy trong thời kỳ đó thì tạo ra lửa là cả một quá trình rất phức tạp. Ví dụ như ở giữa thế kỷ 20, các binh sĩ khi tham gia trận chiến thì lúc nào cũng mang theo đá lửa. Bởi thế khi mà phải phóng kích thì những người chiến binh này phải mất một đến hai phút để dùng đá lửa tạo lửa để châm ngòi nổ. Lúc đó, thì mới có thể bắn pháo hoặc bắn súng được.

Trên thế giới, que diêm đầu tiên xuất hiện là cách đây khoảng hơn 200 năm ở ý, thân của que diêm được làm từ gỗ, thành phần chủ yếu của đầu que ''diêm'' là kali clorua và đường saccarôzơ. Khi đầu que diêm tiếp xúc với chất kaliclorua đặc, sau một lúc thì đầu que diêm đã được đốt cháy. Loại diêm này giá trị thành phẩm không cao, mang vác không tiện, đặc biệt là do nó có chứa chất kali clorua đặc, chất này rất nguy hiểm. Chính vì thế, loại diêm này không được lưu hành rộng rãi. Cho đến năm 1834, thì ''diêm'' mới chính thức được lưu hành rộng, khi mới ra đời, thì thành phần chủ yếu của đầu diêm là loại lân trắng, lân trắng là loại vật chất rất dễ cháy, chỉ cần tiếp xúc với nhiệt liền bốc cháy. Thậm chí có khi đặt loại diêm này vào trong một cái cốc, thì tự nó cũng có thể bốc cháy và gây ra hỏa hoạn lớn. Bên cạnh đó thì chất lân trắng là một loại chất độc hại, do đó mà những công nhân sản xuất ra loại diêm cũng thường thường bị nhiễm độc.

Sau này thì người ta dùng chất hóa hợp của kali và clo để tạo ra thuốc phát lửa của diêm. Loại diêm này được gọi là ''diêm ma sát'', nó vừa không gây độc hại lại vừa rất dễ phát cháy. Chỉ cần ''quẹt'' lên tường hoặc vào quần áo thì cũng có thể phát cháy. Nói tóm lại là dùng loại diêm thì độ an toàn cũng không cao.

Mãi cho đến hơn 100 năm về trước, thì người ta mới sản xuất ra loại diêm an toàn, đó cũng chính là loại diêm mà chúng ta bây giờ vẫn đang sử dụng. Loại diêm này nếu như chỉ dùng ma sát thì không thể làm cho nó bốc cháy được, mà nhất thiết phải có một vỏ ngoài của nó để tạo ra ma sát. Đó là trên cạnh hộp diêm có bôi lân đỏ. Nói tóm lại, đây là loại diêm có độ an toàn lớn hơn rất nhiều so với các loại diêm trước đó như diêm lân trắng, và diêm ma sát.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366165219027500/Hoa-hoc/Tai-sao-diem-khi-co-xat-lai-phat-r...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận