TẠI SAO PHẢI ĐƯA KÍNH VIỄN VỌNG HAPPER VÀO BẦU TRỜI?
Kính viễn vọng bầu trời được đặt theo tên của nhà thiên văn học Mỹ là Happer - Kính viễn vọng Happer đã được tàu vũ trụ ''Discovery'' của Mỹ đưa lên bầu trời vào ngày 25/4/1990. Nhiệm vụ chủ yếu của kính viễn vọng Happer là: thám trắc vũ trụ sâu thẳm, mở ra bí mật về khởi nguồn của vũ trụ, hiểu biết về quá trình diễn biến của hệ mặt trời, hệ Ngân Hà và các tinh hệ khác.
Chi phí của kính viễn vọng Happer đạt đến 2,1 tỷ USD, thời gian từ lúc đưa ra ý tưởng, thiết kế đến lúc hoàn thành mất hơn 40 năm. Thực ra, trên trái đất có rất nhiều kính viễn vọng thiên văn có chất lượng rất cao, tại sao nhất định phải tiêu phí một lượng lớn tinh lực và tài lực đến như vậy để đưa một chiếc kính viễn vọng thiên văn trên bầu trời?
Chúng ta biết rằng, các thiên thể trong vũ trụ sâu thẳm cách trái đất rất rất xa, do vậy phải sử dụng một kính viễn vọng cỡ lớn có độ phân giải rất cao thì mới có thể quan trắc rõ. Độ phân giải lẽ phải cao đến mức độ như thế nào? Phải có thể nhìn rõ một đồng xu 1 hào ở cách xa 10km!
Nhưng trên bề mặt trái đất, cho dù là kính viễn vọng được chế tạo tốt như thế nào cũng khó có thể đạt được yêu cầu này.
Đầu tiên, bề mặt trái đất có tầng khí quyển ''đáng ghét'', nó không chỉ ngăn cản tia tử ngoại dưới 0,3nm xuống bề mặt trái đất, mà còn sinh ra hiệu ứng mơ hồ, làm cho kính viễn vọng cỡ lớn có độ phân giải tốt như thế nào cũng khó có thể tiếp cận cái gọi là hàm xạ cực hạn trong quang học. Còn nếu đưa kính viễn vọng cỡ lớn lên bầu trời trong môi trường chân không thì độ phân giải có thể nâng cao gấp 10 lần.
Thứ hai, trên trái đất có lực hút ''đáng ghét''. Kính viễn vọng cỡ lớn phải có thấu kính quang học cực lớn, sức hút của trái đất sẽ sinh ra những biến dạng nhỏ trong khi chế tạo thấu kính lớn, mà những biến dạng nhỏ này sẽ làm độ phân giải của kính viễn vọng giảm xuống rất nhiều. Khi kính viễn vọng Happer vừa được đưa lên bầu trời, do rìa của kính viễn vọng mài đi hơn 2
m (ước chỉ bằng khoảng 1/50 sợi tóc) khi chế tạo trên mặt đất mà không thể sử dụng được. Kết quả là tàu vũ trụ ''Fenjin'' đành phải bay lên, mang theo nhà du hành vũ trụ đeo thêm cho kính viễn vọng Happer ''chiếc kính'' được gọi là ''hộp sửa chữa quang học'' thì mới làm ''Happer'' có ''thị lực bình thường''.
Lại còn, những chấn động ''đáng ghét''. Dù là chấn động do hoạt động của con người sinh ra, hay là chất động do bên trong trái đất sinh ra, đều sẽ ảnh hưởng đến quan trắc vũ trụ sâu thẳm của kinh viễn vọng.
Phải tìm kiếm một môi trường không có bất kỳ loại nhiễu nào, ''cách biệt với thế giới'', vậy thì tốt nhất là đưa kính viễn vọng lên bầu trời.