Tài liệu: Tại sao ánh sáng trên trời lại cong?

Tài liệu
Tại sao ánh sáng trên trời lại cong?

Nội dung

TẠI SAO ÁNH SÁNG TRÊN TRỜI LẠI CONG?

 

Năm 1919, trên một tờ báo ở London có đăng một bài khiến mọi người hết sức kinh ngạc, tiêu đề của nó là ''ánh sáng trên trời là ánh sáng cong''. Khi mới nghe thì câu nói này rõ ràng là có một chút không thể tưởng tượng được, nhưng trên thực tế kết luận này là kết quả tất yếu của ''đường cong không gian'' mà Anhxtanh nêu ra.

Text Box:  Đường cong không gian là gì? Sức mạnh nào tạo nên đường cong không gian?

Từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày chúng ta biết rằng: Nếu một vật thể chịu tác dụng của lực bên ngoài làm cho phương hướng và tốc độ vận động bản thân nó không thống nhất với nhau thì vật thể sẽ rời xa hướng tiến ban đầu và vận động theo đường cong. Một ví dụ điển hình là sự vận động theo hướng ném thẳng. Khi một hòn đá được ném ra theo hướng nằm ngang, nó sẽ chịu tác dụng của trọng lượng thẳng đứng hướng xuống dưới, vì vậy mà đường tiến của nó sẽ trở thành đường parabol. Mọi người đều biết, trái đất vận động quanh mặt trời, mặt trăng lại vận động quanh trái đất quỹ đạo vận động của chúng là một đường cong. Nguyên nhân là giữa mặt trời và trái đất, giữa trái đất và mặt trăng có tồn tại vô số các lực hút. So với lực ma sát và lực đàn hồi mà chúng ta đã rất quen thuộc thì lực vạn vật hấp dẫn giữa hai vật thể được tạo nên qua phạm vi không gian có khoảng cách bằng nhau. Còn lực ma sát và lực đàn hồi được sinh ra do hai vật thể trực tiếp cọ sát vào nhau. Không gian sinh ra lực hút này được gọi là trường sức hút.

Một nội dung trung tâm của thuyết tương đối Anhxtanh chính là ông cho rằng thời gian và không gian không hề tuyệt đối như Newton nói mà chúng là lượng vật lý tương đối có quan hệ chặt chẽ với trạng thái vận động của vật thể. Theo nguyên lý tương đối nên trái đất vận động men với trạng thái vận động của vật thể. Theo nguyên lý tương đối nên trái đất vận động men theo quỹ đạo đường cong và được coi là trường sức hút do mặt trời tạo ra làm cho không gian cong đi. Vật thể có trọng lượng càng lớn, không gian bị làm cong đi càng rõ nét. Khi một vật thể khác có trọng lượng và tốc độ xác định tiến gần vật thể có trọng lượng lớn này từ một nơi rất xa thì nó sẽ tiến vào không gian ''cong'' từ không gian ''bằng phẳng'', thế là đường tiến của nó cũng trở nên cong queo hơn.

Phân tích hiện tượng truyền của ánh sáng theo quan điểm này chúng ta thấy ánh sáng được di truyền theo đường thẳng, đó là vì trong hành trình truyền đi của ánh sáng không tiến vào không gian ''cong'' hoặc mặc dù có tồn tại không gian ''cong'' do trọng lượng gây nên nhưng mức độ cong của nó là rất nhỏ bé, vì vậy mà chúng ta không quan sát thấy đường truyền của ánh sáng và khoảng cách của đường thẳng. Tuy nhiên, mỗi khi ánh sáng chiếu vào không gian ''cong'' được tạo thành do tồn tại trọng lượng lớn, sự truyền của ánh sáng sẽ không theo theo một đường thẳng nữa mà theo một đường cong. Cách nghĩ này không phải là tưởng tượng ra mà hoàn toàn được chứng minh từ các thí nghiệm quan sát. Ngay từ tháng 5.1919, nhà thiên văn học người Anh A.S Adiston đã nhờ vào một đợt nhật thực toàn phần để mang theo một đoàn thám hiểm tới Châu Phi nhằm chứng minh ánh sáng là đường cong do trọng lượng mặt trời tạo ra. Mặc dù việc quan sát này tương đối khó khăn sai sót lại rất lớn nhưng kết quả của nhiều đợt đo đạc đã chứng tỏ rằng: ánh sáng rõ ràng đã bị cong đi, góc độ cong trong khoảng 1,61 đến 1,95. Tháng 11 năm đó, học hội Hoàng gia Anh và học hội thiên văn Hoàng Gia đã lần lượt tổ chức đợt công bố với quy mô lớn nhằm công bố với thế giới một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học nhân loại này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633362696232445000/Vat-ly/Tai-sao-anh-sang-tren-troi-lai-cong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận