TẠI SAO THIẾT BỊ VŨ TRỤ CHỞ NGƯỜI
PHẢI CÓ THIẾT BỊ CỨU SINH KHẨN CẤP?
Ngày 27/9/1983, trên sân bay phóng tàu vũ trụ Baicơnua của Liên Xô trước đây, tàu vũ trụ “Liên minh T - 10A” đang chuẩn bị bay lên, chính trong khoảng thời gian trước khi cất cánh đã xảy ra nổ động cơ cấp 1 của tên lửa vận tải. Tận mắt thấy ranh giới của việc tàu nổ người chết, thì tháp cứu sinh trên đỉnh tên lửa đột nhiên mở ra, ghế lò so phóng hai nhà du hành vũ trụ đến khu vực an toàn trên độ cao 1km, phi công vũ trụ thoát chết sống lại, đây chính là công lao của thiết bị cứu sinh khẩn cấp.
Thiết bị vũ trụ chở người là sự nghiệp rủi ro cao nhất, từ lúc cất cánh, vận hành đến khi trở về mặt đất, bất cứ lúc nào đều có thể phát sinh sự việc nguy hiểm ngoài ý muốn. Từ năm 1961 khi phi công vũ trụ đầu tiên bay vào vũ trụ đến nay, Liên Xô trước đây và Mỹ đã có 14 nhà du hành vũ trụ không may gặp nạn trong khi hoạt động trong vũ trụ. Do vậy, con người thiết kế chế tạo ra một bộ thiết bị cứu sinh khẩn cấp, thì coi việc cứu sống sinh mạng của phi công vũ trụ là việc quan trọng nhất. Những thiết bị này bao gồm ghế phóng lò so, tháp cứu sinh, khoang ngồi tách rời và thiết bị chở người cơ động. Phần đầu bài này đã nói đến tình hình trên sân bay phóng tàu vũ trụ, chính là nói đến thiết bị thoát hiểm bằng ghế phóng lò so trong tháp cứu sinh.
Trong giai đoạn thiết bị vũ trụ chở người bay lên không trung, thông thường sử dụng ghế phóng lò so hoặc tháp cứu sinh; Trong giai đoạn trở về, thường sử dụng ghế phóng lò so hoặc khoang tách rời. Trên quỹ đạo lại do một thiết bị vũ trụ chở người đi đến gần tàu vũ trụ nơi xảy ra sự cố, nối lại với nhau, cuối cùng cứu phi công vũ trụ ra; Hoặc là phi công trong tàu vũ trụ gặp tai nạn ngồi vào thiết bị chở người cơ động và thoát ra, bay đến một thiết bị vũ trụ chở người khác.
Sau khi có thiết bị cứu sinh khẩn cấp, an toàn sinh mạng của phi công vũ trụ được bảo đảm rất nhiều. Hiện nay, độ tin cậy của các thiết bị vũ trụ chở người đã cao đến trên 95%.