Tài liệu: Thành phố Chiraz hay Shiraz

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thành phố Iran, gần khu phế tích Persépolis (ở độ cao 1600m). 848.011 dân (1986). Thành phố nghệ thuật công viên nổi tiếng (Bagh-e Bagh -e-Aram). Lăng tẩm của Charh Tchéragh, Hafiz và Sadi (1330).
Thành phố Chiraz hay Shiraz

Nội dung

Thành phố Chiraz hay Shiraz

Thành phố Iran, gần khu phế tích Persépolis (ở độ cao 1600m). 848.011 dân (1986). Thành phố nghệ thuật công viên nổi tiếng (Bagh-e Bagh -e-Aram). Lăng tẩm của Charh Tchéragh, Hafiz và Sadi (1330). Thánh thất Hồi giáo Vendredi (875). Thánh thất và thành phố nhiếp chính (Bazar -e-Vekil). Thành và lâu đài của Karim Khan Zend (thế kỷ XVIII). Cửa ô Isfahan (Darvazehye - Esfahan). Bảo tàng Pars. Nhờ khí hậu dễ chịu (mùa đông ấm). Thành phố này được Hafiz và Sadi ca ngợi, nổi tiếng về những cánh đồng nho và hoa hồng. Thủ công nghiệp (chạm bạc, đồ gỗ khảm, thảm len). Ngã tư đường bộ nối với Isfahan, Kerman và các cảng ở Ba Tư. Quê hương: Sa’di.

Lịch sử: Thành lập vào năm 684 ít lâu sau khi người Ả Rập chinh phục, có vai trò quan trọng và ở trung tâm của tỉnh. Dòng họ Saffaride lấy làm thủ phủ công quốc trong thế kỷ IX. Dòng họ Buyides làm cho nó phong phú thêm (cung điện, thành quách) vào thế kỷ X và XI. Thành phố có một thư viện lớn, gấm vóc thì nổi tiếng. Là kinh đô thơ mộng của Iran cùng với Sadi, thành phố không bị quân Mông Cổ xâm chiếm và thoát khỏi những sự tàn phá của Thiết Mộc Nhĩ. Dưới triều đại Safaride, thành phố phồn thịnh nhờ nền cai trị của Iman Qouli Khan. Năm 1623, Shah Abbas I đại đế cho phép lập một trụ sở truyền giao dòng Carnel. Bị trận lụt năm 1668 tàn phá, bị người Afghanistan cướp phá năm 1729 và bị Nadirshad, vua Ba Tư, vây hãm năm 1744: Là kinh đô Iran thời Karim Khan Zend trị vì với tư cách nhiếp chính, nhưng chuyển về Téhéran thời Agha Muhamamad Shad (Quadjar). Việc lập các cảng Bandar Chahpour và Karamchahr (triều Pahlavi) làm tỉnh lị Fars bị suy yếu.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4112-02-633704656370068750/I-Rang/Thanh-pho-Chiraz-hay-Shiraz.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận