Tài liệu: Thành phố Thèbes

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thành phố Thèbes, người Ai Cập gọi là Ouaset, người Hebreuse là No Amon, Hy Lạp là Diospolis Magna.
Thành phố Thèbes

Nội dung

Thành phố Thèbes

Thành phố Thèbes, người Ai Cập gọi là Ouaset, người Hebreuse là No Amon, Hy Lạp là Diospolis Magna. Thèbes xưa kia là thủ đô cổ đại nổi tiếng của Ai Cập, nằm hai bên bờ vùng thượng lưu sông Nile cách thủ đô Cairo ngày nay 750 km về phía Nam. Trong thời kỳ cực thịnh của đế chế Ai Cập (2730-2300 TCN) Thèbes chưa có vai trò gì đáng kể, nhưng từ khi Mentouhotep thống nhất được Ai Cập (khoảng thế kỷ XX TCN) thì Thèbes trở thành trung tâm thờ bộ ba các thánh Amun, Mout và Khonsou. Đặc biệt dưới triều Ramses II (2300 - 1235 TCN), vị vua của những vị vua của “Shelley’s Ozymandias” trị vì Ai Cập cổ đại 66 năm, ông đã để lại hơn 100 người con và rất nhiều đền đài di tích, tượng được xây dựng ở Thèbes, một thủ đô tôn giáo và chính trị, để nhằm tôn vinh mình.

Thèbes đạt đến độ cực thịnh trong suốt thời “Vương quốc mới” (New Kingdom), từ 1600 đến 1100 TCN. Trong giai đoạn cực thịnh này, đế chế Ai Cập trải dài trên một vùng rộng lớn từ sông Euphrates đến miền Bắc Sudan. Ramses II và khoảng 30 Pharaon khác sau ông của thời kỳ “vương quốc mới” đã chi rất nhiều tiền của, và một lượng công nhân rất lớn để xây các đền thờ tượng đài hình người và các vị thần linh trải dọc suốt hai bên bờ sông Nile xinh đẹp. Đó là những ngôi đền, tượng đài được tô vẽ xây dựng hết sức tráng lệ nằm ở thành phố Karnak và Luxor.

Tại thành phố Luxor hiện nay trên bờ Bắc sông Nile, một đại lộ với những con nhân sư trải dài trên 2 dặm, nối liền thành phố Luxor và Kamak.

Khu Karnak ở hữu ngạn sông Nile chiếm một diện tích khá lớn, tuy nhà cửa lâu đài hầu hết đã bị phá hủy; nhưng các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng các đền đài ở đây tạo thành 3 quần thể riêng biệt. Mỗi quần thể có tường rào bao quanh. Từ Bắc xuống Nam là khu đền Montu, khu đền Amun và khu đền Mout được nối với nhau bằng hành lang các nhân sư. Hành lang này dẫn đến đền Luxor.

Đền Amun chính thờ Thần Mặt trời Amun-Re, gồm một số kiến trúc được xây dựng trong nhiều thời kỳ khác nhau. Kiến trúc nguyên thủy do các đời vua từ 2000 đến 1792 TCN. Quần thể hiện đều đo các Pharaon từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIII TCN xây dựng. Công cuộc xây dựng được bắt đầu với Amenophis I (1580 - 1553 TCN) và được Tutmosyci I tiếp tục. Nhà vua này cho xây tường bao quanh và dựng thêm một tiền sảnh có cột. Đến bà hoàng Hatshepsout (1530-1520 TCN) làm thêm hai cột trụ đá nguyên khối. Các Pharaon của các đời sau này còn mở rộng thêm nhiều đền khác nằm xung quanh ngôi đền chính. Nhưng nổi tiếng nhất là đại sảnh đường cột đứng do Horemhep I (1343-1314 TCN) và Ramses I (1314-1312 TCN) cho xây dựng. Trong mỗi ngôi đền xung quanh có nhiều cổng ra vào, sân và sảnh; đường nhỏ dẫn vào bên trong thánh địa của Thần Mặt trời.

Khu Luxor cũng nằm ở hữu ngạn sông Nile, nơi có các di tích ở phần phía Nam thủ đô Thèbes. Dền ở Luxor cũng thờ thánh Amun. Mỗi năm một lần, thánh Amun dời từ Karnak ngược sông Nile lên Luxor. Đền được xây cất từ thời Pharaon Amenophis III (1408-1372 TCN). Đền có sân, các cột trụ, đại trụ, đại sảnh với những hàng cột đứng. Đền Ramses II lại tạo thêm một cái sân có cổng vòm, phía trước xây một tháp, sáu trong lớn và 2 cột đá nguyên khối. Ngôi đền này nối với Karnak bằng một hành lang nhân sư.

Đối diện với Karnak về phía tả ngạn sông Nile, trong một thung lũng rộng, hoàng hậu Hatshepsout cho xây khu tu viện Deirel Bahary vào khoảng năm 150 TCN. Một phần ngôi đền được đục sâu vào trong núi. Ngôi đền này gồm 3 tầng được nối với nhau bằng một lối lên xuống theo các bậc đá ép vào vách núi và có những cổng vòm được trang trí bằng các bức tranh hoành tráng nhiều màu sắc độc đáo, tuyệt mỹ.

Đối diện với Luxor về phía tả ngạn sông Nile, trong một thung lũng hẹp có những lăng mộ cổ và khu đền Deirel Medineh (Tu viện thành phố). Khu di tích này nằm ở phía Nam tu viện Deirel Bahary.

Khu Medinet Habou ở phía Tây Nam thành Thèbes cổ. Ở đây chủ yếu có ngôi đền thờ Ramses III (1198-1166 TCN). Mặt bằng ngôi đền này tương tự ngôi đền Ramses II. Trong đền có trang trí nhiều bức họa hoành tráng mô tả cuộc chiến đấu của nhà vua với quân Liby.

Memnon là hai tường đá khổng lồ của Amenophis III được đặt trước đền thờ Pharaon này ở gần Thèbes. Năm 27 do một trận động đất, pho trong phía Bắc bị phá hủy một phần.

Rámexeum, là đền thờ Ramses II ở phía Đông Nam một ngọn đồi thuộc vùng phía Tây thành cổ Thèbes, các kiến trúc đã bị hư hỏng nhiều, chỉ còn lại một ít hiện vật, cụ thể: thân một pho tượng khổng lồ của Ramses II và một bức chạm khắc nổi tiếng rất hoành tráng, mô tả trận đánh Quadetsi.

Ở Tây - Bắc thành cổ Thèbes, sau các ngọn đồi Deirel Bahary thung lũng Đế vương là mộ chôn các Pharaon thuộc các triều đại XVIII, XIX, XX (1530-1085 TCN). Phần lớn các ngôi mộ đều đào vào sườn đồi, gồm một đường hầm dài chia ba ngăn, có cột chống đõ trần. Ở ngăn cuối cùng có mộ đá đặt xác ướp của nhà vua. Các gian bên cạnh để châu báu đồ dùng. Trên tường của các gian trang trí các bức tranh mô tả vị Pharaon đó trước các vị thần linh ở cõi vĩnh hằng. Đến nay người ta đã tìm được 58 ngôi mộ như vậy. Một trong những ngôi mộ đó được vua Ramses II xây cho người vợ yêu quý của mình Nefertari. Trên những bức tường trang trí những bức tranh tuyệt đẹp. Những bức tranh này đang bị đe dọa hư hỏng. Năm 1986, các chuyên gia đang bắt đầu tìm cách cứu những đồ vật, các bức tranh cách nay 3250 năm cho tình yêu vĩ đại của một Pharaon.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4025-02-633702225569756250/Ai-Cap/Thanh-pho-Thebes.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận