Tài liệu: Thế nào là kiến trúc không gây trở ngại?

Tài liệu
Thế nào là kiến trúc không gây trở ngại?

Nội dung

THẾ NÀO LÀ KIẾN TRÚC KHÔNG GÂY TRỞ NGẠI?

 

Những tiến bộ văn minh xã hội đòi hỏi phải làm cho người tàn tật cũng giống như người người khoẻ mạnh có thể bình đẳng tham gia vào các hoạt động của xã hội. Để giúp cho người tàn tật cảm thấy thuận tiện và thoải mái trong hoạt động, trong một số kiến trúc người ta đã thiết kế thêm một vài chi tiết đặc thù dành riêng cho người tàn tật, loại kiến trúc này được gọi là ''Kiến trúc gây không trở ngại''.

Năm 1982, Nhật Bản đã đưa ra tiêu chuẩn về các thiết kế kiến trúc sử dụng cho người tàn tật, yêu cầu trong thiết kế kiến trúc thể thao, phải nghĩ đến nhu cầu xem và tham gia thi đấu của người tàn tật. Khi Trung Quốc tổ chức đại hội Viễn Nam đã cho xây dựng kiến trúc không gây trở ngại với quy mô lớn đầu tiên. ''Toà nhà Viễn Nam''.

Việc bố trí của thiết kế kiến trúc không gây trở ngại có một số đặc điểm chủ yếu, ví dụ, ngoài cầu thang sử dụng bình thường ra còn có một đường dốc không gây trở ngại chuyên dùng cho xe lăn được bố trí từ phòng ngoài đến phòng trong và nối thông giữa các tầng, độ dốc khoảng 1/14, độ cao cứ lên 1m đều có chiếu nghỉ, hai bên sườn dốc còn được lắp đặt tay vịn và một số thiết bị khác.

Trong kiến trúc không trở ngại có lắp đặt thang máy cỡ lớn, có thể cùng lúc chứa 4 xe lăn, trong toà nhà Viễn Nam có đến 13 thang máy loại lớn. Cũng có những toà nhà sử dụng thang máy hình tròn, thuận tiện cho hoạt động của xe lăn. Ngoài ra, mặt sàn nhà sử dụng loại gạch có bề mặt là cao su để chống trơn trượt; Trụ, góc tường đều được làm thành hình vòng cung, góc tường của sân thi đấu đều có tấm lót cao su...

Các cửa phòng khách của toà nhà Viễn Nam đều tăng rộng đến 90cm. Trong phòng vệ sinh sử dụng cửa kiểu mành ngăn; Bồn rửa mặt, bồn cầu, vòi tắm hoa sen đều được lắp thêm tay vịn; Bên cạnh giường ngủ và trong phòng vệ sinh đều có nút bấm của hệ thống báo cấp cứu, trong thang máy cũng lắp chốt điều khiển dành cho người mù... Đây đều là sự giúp đỡ và phục vụ đối những người tàn tật không đi lại thuận tiện.

Trong một số những kiến trúc không gây trở ngại khác còn có: Trong nhà vệ sinh công cộng cũng có thiết kế riêng cho người tàn tật, trong phòng thay đồ cũng lắp thêm chỗ ngồi dành cho người tàn tật, trên khán đài cũng thiết kế chỗ ngồi dành cho người ngồi xe lăn, ở bể bơi cũng có thiết kế đường đi dốc xuống nước dùng cho người tàn tật, ở những nơi công cộng cũng đặt các quầy chuyên phục vụ cho người tàn tật...

Hiện nay, kiến trúc không gây trở ngại chủ yếu tập trung ở nơi thi đấu thể thao, cũng có một số nhà ở được thiết kế riêng cho các gia đình có người tàn tật, có một số chợ hoặc trung tâm buôn bán cũng đã chú ý đến vấn đề này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369440057812500/Khoa-hoc-cong-trinh/The-nao-la-kien-truc-k...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận