Tài liệu: tòa nhà mấy chục tầng lên?

Tài liệu
tòa nhà mấy chục tầng lên?

Nội dung

TẠI SAO PHẢI “TREO” TOÀ NHÀ MẤY CHỤC TẦNG LÊN?

 

Text Box:  Thoạt nghe mọi người cảm thấy rất khó tin, kiến trúc cao mấy chục tầng giống như các lồng chim khổng lồ ''treo'' trên không trung! Nhưng toà nhà của công ty động lực Bavaria ở Munic Đức đúng là như vậy: Một toà tháp cao 25 tầng mọc giữa trung tâm, phần đỉnh của tòa nhà nhô ra một giá đỡ có 4 chân đối diện với nhau giống như là trên một cây to nhô la 4 cành cây chắc khoẻ, trên đó treo lên 4 toà nhà 22 tầng.

Đây gọi là ''Kiến trúc treo'' thuộc kiểu kiến trúc cao tầng. Tại sao phải treo toà nhà cao tầng đó lên?

Text Box:  Kỳ thực, kiến trúc treo kiểu này có rất nhiều ưu điểm. Đầu tiên trụ dùng trong kiểu kiến trúc cho dù được làm bằng là kết cấu thép hay là kết cấu bê tông cốt thép thì vật liệu thép đều chịu được một trọng lực lớn, nhà càng cao thì tầng dưới phải chịu một trọng lực càng lớn. Còn sau khi kiến trúc được treo lên, trọng lực mà khung thép này phải chịu biến thành lực kéo, như thế có thể phát huy tối đa khả năng chịu lực kéo của vật liệu thép, tiết kiệm được một lượng lớn nguyên liệu thép. Lấy một ví dụ đơn giản, ví dụ phải ''kéo'' một thùng nước lớn lên phải sử dụng thanh sắt tương đối to, thậm chí là phải sử dụng đến ba thanh mới khiến cho thùng nước ổn định, nhưng nếu treo nó lên thì, chỉ cần một thanh sắt loại vừa là đã treo được rồi.

Thực ra, quá trình xây dựng kiến trúc treo có thể tránh được phải làm việc trên cao. Nhiều năm nay, kiến trúc phòng ốc truyền thống vẫn là xây từ dưới lên trên, nhà càng cao thì việc xây dựng càng khó khăn. Nhưng với kiến trúc treo thì hoàn toàn ngược lại, nó được xây từ cao xuống: xây tầng cao trước, sau đó treo tầng đó lên tiếp tục xây tầng dưới, công trường thi công từ đầu đến cuối ở trên không trung. Đương nhiên, toà nhà ở giữa vẫn phải xây từ dưới lên trên, nhưng lượng công việc đã giảm đi rất nhiều.

Sau khi 4 tòa nhà cao tầng được treo trên tháp giữa, người ta có thể sử dụng phần mặt đất trống phía dưới cho các mục đích khác, với tình hình giá đất đắt đỏ ở những thành phố lớn thì kiến trúc treo rất có ý nghĩa thực tế. Đây cũng là một trong những ưu điểm nữa của kiến trúc treo.

Ngoài ra, trong kiến trúc treo chỉ có tháp chính (tức tòa nhà được xây ở giữa) phải đào móng khiến cho phạm vi khối lượng thi công giảm đi rất nhiều.

Toà nhà ngân hàng Hối Phong 47 tầng ở Hồng Kông cũng sử dụng kiểu kiến trúc treo, nó sử dụng 8 bộ trụ thép làm giá đỡ, mỗi bộ được hợp bởi 4 trụ tròn đường kính là 1,4m; Cứ 5 tầng hoặc 7 tầng thì lại treo lên 8 giá đỡ ngang ở chính giữa các trụ. Khi xây dựng ngân hàng dự trữ liên bang ở bang Minnesotta Mỹ đã áp dụng phương thức treo giống như cầu cáp treo. Giữa hai toà nhà hình chữ nhật treo kết cấu thép uốn cong hình dây xích, đỉnh tháp có giá đỡ ngang cân bằng, toà nhà 16 tầng được treo trên khung thép. Chiều rộng tháp hình chữ nhật là 100m, không gian bên dưới toà nhà treo và khoảng đất trống xung quanh hợp thành một quảng trường rất rộng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633369404827187500/Khoa-hoc-cong-trinh/Tai-sao-phai-treo-toa-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận